Đối với nước thảiy tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 31)

Đối với chất thải lỏng y tế, hàng ngày có khoảng 150.000 m3 được thải

ra từ các cơ sở y tế trên toàn quốc, dự đoán tới năm 2015 con số này sẽ tăng

lên gấp đôi, xấp xỉ 300.000 m3. Nhưng đến nay chỉ có khoảng 44% số bệnh

viện trên toàn quốc có hệ thống sử lý chất thải và 70% số hệ thống sử lý nước thải y tế hiện nay có không đạt tiêu chuẩn cho phép. Về công tác xử lý nước thải bệnh viện thì chỉ có 4/22 bệnh viện có mẫu nước thải sau sử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT ,các chỉ tiêu không đạt chủ yếu là Amoni và Coliform; có

tình trạng bị quá tải, xuống cấp, hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động. (Bùi Đức Mạnh, 2014).

Theo kết quả quan trắc môi trường cơ sở y tế khu vực miền Bắc từ năm 2011 đến năm 2013 được Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường thực hiện đã cho thấy nước thải của các bệnh viện mặc dầu đều được xử lý nhưng hầu hết không đạt tiêu chuẩn thải QCVN 28:2010/BTNMT, mức do 2 còn ô nhiễm 1 hoặc một số chỉ số ô nhiếm như BOD, COD, amoni, phosphat và cofifrom. Cụ thể: các bệnh viện (trừ bệnh viện đa khoa Hải Dương không có hệ thống sử lý nước thải trước năm 2012) đều có hệ thống xử lý nước thải với công nghệ phổ biến là hợp khối, bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí đang trong quá trình thay công nghệ hồ sinh học bằng công nghệ hợp khối. Tại hầu hết các bệnh viện, nước thải trước khi sử lý đều được thu gom riêng trong các hệ thống cống ngầm. Tỷ lệ mẫu nước thải sau sở lý đạt tiêu chuẩn thải QCVN 28:2010, mức B là 4/32 mẫu (năm 2011) 8/71 mẫu (năm 2012) và không có mẫu nào trong số 36 mẫu (năm 2013) . Không có bệnh viện nào trong số các bệnh viện được quan trắc liên tục trong 3 năm có nước thải sau xử lý đáp ứng tiêu chuẩn thải liên tục 3 năm . Nhiều nhất cũng chỉ được 2 năm và cũng chỉ duy nhất có bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng (đạt tiêu chuẩn thải trong 2 đợt quan trắc năm 2011 và năm 2012). Nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn thải do còn bị ô nhiễm bởi 1 hoặc một vài thông số ô nhiễm cao hơn mức cho phép như COD, BOD, amoni, photphat, sunfua và coliform trong đó phổ biến là COD, BOD, amoni và coliform. Ngoài ra cũng phát hiện thấy có vi khuẩn gây bệnh (vibrio cholera, shigella và salmonella) trong nước thải xử lý của nhiều bệnh viện. Thông số không đạt tiêu chuẩn thải có tỷ lệ cao nhất là amoni (52,8 – 68,8%), rồi đến coliform (52,8 – 56,3%), BOD (27,8 – 33,3%) và COD (12,5 – 33,3%).(Bùi Đức Mạnh, 2014).

Chỉ có một số bệnh viện lớn có hệ thống xử lý khí thải hoặc có hotte (hút hơi khí độc) tại các khoa, phòng xét nghiệm, X-quang, còn đa phần các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý khí thải.

2.5 Các quy định về quản lý chất thải y tế

- Luật Bảo vệ môi trường và Các nghị định hướng dẫn thực hiện luật. Điều 72, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường trong bệnh viện và các cơ sở y tế.

- Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của BYT về quy chế quản lý chất thải y tế: quy định chi tiết việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn cũng như các quy định liện quan đến việc thu gom, xử lý và yêu cầu của việc xử lý nước thải bệnh viện. Một số điểm đã được bổ sung, sửa đổi theo quy chế (so với quy chế quản lý CTYT ban hành năm 1999); xác định và phân loại chất thải; công nghệ xử lý chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường; khuyến khích áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường; công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ướt và công nghệ vi sóng được bổ sung trong lựa chọn công nghệ cho xử lý CTYT lây nhiễm; CTYT lây nhiễm đã được tiệt khuẩn an toàn thì sau đó có thể tái chế hoặc xử lý như chất thải thông thường; quy định trách nhiệm của chủ cơ sở y tế trong việc quản lý và xử lý CTYT.

- Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng bộ y tế chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý CTYT, nhấn mạnh việc chỉ tận dụng các lò đốt CTYT đã có nhưng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường khi vận hành; đồng thời đề nghị áp dụng các công nghệ xử lý thân thiện với môi trường như công nghệ khử khuẩn bằng vi sóng, hấp khử khuẩn. Yêu cầu các địa phương lồng ghép việc thực hiện đầu tư, xây dựng và vận hành các công trình xử lý chất thải khi triển khai thực hiện Đề án 47 về xây dựng, cải tạo, nâng cấp BV huyện.

- Thông tư 18/2009 /TT-BYT ngày 14/10/2009 của BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễn khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh môi trường thích hợp và chuyên dụng . Tổ chức thực hiện việc quản lý CTYT theo đúng quy định, có cơ sở hạ tầng đảm bảo quản lý an toàn CTR theo quy định về quản lý CTYT thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý CTYT trên toàn quốc .

- Quyết định 4448/QĐ-BYT ngày 18/11/2010 của BYT về việc cho phép công bố nội dung Dự thảo báo cáo Quản lý các nguy cơ môi của dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện nguồn vốn vay ngân hàng thế giới, ban hành kèm theo bản dự thảo báo cáo, trong đó có đề cập đến nguy cơ môi trường CTYT và hướng dẫn lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế.

- Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Thông tư 12/2011 /TT-BTNMT ngày 14/4/2011 Quy định về Quản lý chất thải nguy hại .

- Quyết định số 2038/2011/QĐ- TTg ngày 15/11/2011 về việc phê duyệt. Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020: 100% các CSYT tuyến Trung Ương và tuyến tỉnh, 70% các CSYT tuyến huyện và 100% các CSYT tư nhân thực hiện xử lý CTR bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Quyết định số 170/2012/QĐ- TTg ngày 8/2/2012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025: 100% lượng CTRYTNH tại các CSYT được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng CTRYTNH được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường

- Thông tư 31/2013/TT- BYT ngày 15/10/2013 quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiện trạng quản lý chất thải y tế.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: bệnh viện huyện Nga Sơn.

- Thời gian tực hiện đề tài : từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2015.

3.3 Nội dung nghiên cứu

* Tình hình hoạt động của bệnh viện đa khoa Nga Sơn

* Tình hình phát sinh chất thải y tế tại bệnh viện huyện Nga Sơn

- Tình hình phát sinh chất thải rắn

+ Nguồn phát sinh

+ Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổng lượng chất thải rắn y tế trung bình/1 ngày đêm của bệnh viện + Thành phần trong chất thải rắn

- Tình hình phát sinh nước thải

+ Nguồn phát sinh

+ Lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện + Thành phần nước thải

* Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Nga Sơn

- Đối với chất thải rắn

+ Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn

• Mức độ phân loại chất thải rắn y tế

- Đối với nước thải.

+ Hệ thống thu gom nước thải y tế tách riêng với hệ thống thu gom nước bề mặt

+ Tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải y tế + Quy trình xử lý nước thải y tế

+ Công suất của hệ thống xử lý nước thải + Vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý

- Tuân thủ các quy định pháp lý về quản lý chất thải y tế của bệnh viện Nga Sơn

+ Dựa vào QĐ43/2007/QĐ- BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế

+ Thông tư 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

* Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải y tế cho bệnh viện Nga Sơn

Đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc quản lý chất thải rắn y tế và nước thải bệnh viện.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp tại: bệnh viện huyện Nga Sơn cùng các nguồn tài liệu có sẵn như sách báo, các đề tài nghiên cứu, mạng Internet, …để:

- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội tại huyện Nga Sơn - Tìm hiểu thực trạng phát sinh chất thải tại bệnh viện

- Tìm hiểu công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.4.2.1 Khảo sát thực địa

- Tiến hành khảo sát tại bệnh viện, và các khu vực xung quanh bệnh viện, chụp ảnh, thu thập thông tin thực tế tại bệnh viện.

- Quan sát quy trình phân tách, thu gom, lưu giữ chất thải rắn - Khảo sát các hệ thống thu gom xử lý nước thải.

3.4.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi xây dựng sẵn

- Phỏng vấn cán bộ chủ chốt: số lượng là 1 phiếu thực hiện với Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm thu nhập thông tin chung về trung tâm: diện tích, số phòng khoa, số cán bộ, nhân viên bệnh viện, sơ đồ hệ thống quản lý chất thải y tế của bệnh viện,…

- Phỏng vấn cán bộ y tế, người phụ trách quản lý chất thải y tế khoảng 5-6 phiếu

- Bệnh viện gồm 13 khoa, chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm tiến hành điều tra phỏng vấn 20 phiếu đối với bệnh nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhóm các khoa lâm sàng: khoa cấp cứu- nhi, khoa nội, khoa ngoại, khoa sản, khoa liên chuyên khoa, khoa truyền nhiễm, khoa y học cổ truyền, khoa khám bệnh

+ Nhóm các khoa cận lâm sàng: khoa xét nghiêmj và chẩn đoán hình ảnh

+ Nhóm các khoa phục vụ lâm sàng và cận lâm sàng: khoa dược và tổ chống nhiễm khuẩn

3.4.3. Phương pháp phân loại và cân rác

- Cân các loại chất thải có trong thùng chứa rác, và đánh giá phần trăm tỉ trọng của chúng trong bệnh viện.

- Tiến hành cân chất thải y tế và phân loại tại các khoa của bệnh viện. - Tần suất: 1 lần/ngày (sáng hoặc chiều) ,7 ngày/tuần, trong vòng 3 tuần.

3.4.4. Phương pháp phân loại chất thải y tế

- Đi theo hộ lý, nhân viên thu gom chất thải y tế trong bệnh viện ghi chép các số liệu, thông tin về việc phân loại chất thải y tế, khối lượng chất thải, tỷ lệ giữa chất thải nguy hại và chất thải thông thường; thời gian cân và phân loại chất thải y tế; và một số thông tin cần thiết khác.

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng bảng, biểu đồ và bằng phần mềm Excel.

- Các số liệu thu thập được sử dụng phương pháp so sánh với các quy định trong QĐ 43/2007/QĐ-BYT và Thông tư 12/2011/BTNMT.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm hoạt động của bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn

4.1.1 Vị trí địa lý

Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn nằm trên địa bàn thị trấn Nga Sơn thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bệnh viện đa khoa Nga Sơn nằm cách trung tâm thị trấn Nga Sơn 1500m. Vị trí này thuận lợi cho các mối liên hệ với các xã trong huyện và lãnh thổ khác thông qua quốc lộ 10. Tổng diện tích sử dụng đất của bệnh viện là 14.651 m2.

Ranh giới tiếp giáp của bệnh viện như sau:

- Phía Đông: giáp Hội y học cổ truyền huyện Nga Sơn và khu ruộng sản xuất

- Phía Nam: giáp với đường giao thông

- Phía Bắc: giáp xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Phía Tây: giáp đất ruộng màu

4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn được thành lập và đưa vào hoạt động chính thức từ năm 1960. Là nơi chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân 27 xã trong huyện, mới đầu cơ sở hạ tầng chủ yếu là nhà cấp 4, trang thiết bị thiếu thốn, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong 55 năm qua bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh và phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng tương đối khang trang gồm 4 dãy nhà tầng, 3 dãy nhà 2 tầng và 1 dãy nhà 3 tầng, các khoa, phòng đều được lát gạch hoa thuận tiện cho công tác vệ sinh và vô khuẩn, trang thiết bị của bệnh viện được trang bị tương đối hiện đại có siêu âm 2D, 4D, máy chụp X-quang, máy tạo oxi, máy monitor theo dõi bệnh nhân nặng , máy sinh hóa, điện giải đồ, thông số sinh hóa nước tiểu, điện tim.

Đặc biệt, bệnh viện đang được dự án của Đức đầu tư bộ nội soi tiêu hóa, bộ phẫu thuật nội soi, điện não đồ lưu huyết não và bệnh viện mới đưa vào sử dụng các khu vực nhà 3 tầng mới khang trang rộng rãi là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

4.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện

Bệnh viện có chức năng cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú cho cán bộ và nhân dân các xã trong huyện và các xã thuộc huyện lân cận. Đồng thời là nơi để thực hành đào tạo cán bộ y tế cơ sở, nâng cao trình độ cho cán bộ.

Ngoài ra bệnh viện còn tham gia thực hiện một số chức năng như tham gia các chương trình y tế quốc gia, tham gia phòng chống dịch bệnh, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học,…

4.1.4 Quy mô và cơ cấu tổ chức của bệnh viện

Bệnh viện đa khoa Nga Sơn được xây dựng trong khuôn viên với tổng diện tích là 14.651m2, diện tích xây dựng là 10.654m2, khu khuôn viên và cây chiếm 3.997m2. Theo số liệu thống kê phòng kế hoạch-tổng hợp bệnh viện đa khoa Nga Sơn, năm 2014, hiện tại bệnh viện hoạt động với quy mô 150 giường bệnh bệnh kế hoạch, tổng số giường thực kê là 250. Hàng ngày bệnh viện khám cho 300-400 lượt bệnh ngoại trú, bệnh nội trú nằm trung bình 270- 300 người. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 135%. Tổng số cán bộ nhân viên trong bệnh viện là 135 trong đó trình độ sau đại học là 11, đại học là 38, cao đẳng là 10, trung cấp là 51, các nhân viên khác là 25. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn

4.1.5 Tình hình hoạt động y tế tại bệnh viện

Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện trong những năm gần đây được trình bày trong bảng dưới:

Bảng 4.1. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn từ năm 2011-2014

Hạng mục Năm

2011 2012 2013 2014

Số lượt khám bệnh 88179 77852 66192 81678

Số bệnh nhân nội trú 11040 11882 13004 13897

Số ngày điều trị bệnh nhân nội trú 65883 68002 73354 78397

Ngày điều trị trung bình 5,96 5,7 5,64 5,6

Tổng số ca mổ 1894 1889 2374 2458

Tổng số ca đẻ 569 695 976 1683

Tổng số ca thủ thuật 1220 1388 1514 1746

Tổng xét nghiệm chung 249892 304913 443735 317065

Tổng nội soi 9371 13192 19396 18517

Số lần ghi điện tim 0 0 7679 6639

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 31)