Đặc điểm phát sinh chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 43 - 47)

Chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: khâu khám chữa bệnh như bông gạc, kim tiêm, túi nhựa,… , hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, người thăm bệnh nhân và tất cả các nhân viên, cán bộ y tế.

Việc phân loại chất thải và xác định nguồn thải của bệnh viện đa khoa Nga Sơn được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 4.2. Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn

Chất thải rắn y tế Nguồn thải

Chất thải sinh hoạt Từ văn phòng làm việc của nhân

viên y tế, ở các phòng bệnh

Chất thải lây nhiễm Chất thải không

sắc nhọn

Từ quá trình khám chữa bệnh: bông băng hay bất kì dụng cụ nào có thấm máu, chất bài tiết của bệnh nhân,…

Từ phòng mổ: các cơ quan bộ phận cơ thể bệnh nhân sau khi phẫu thuật, bột bó có dính máu của bệnh nhân.

Vật sắc nhọn

Các ống kim tiêm, dây truyền dịch, dao kéo hay các dụng cụ sắc nhọn sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh và trong khi phẫu thuật

Ống đựng mẫu bệnh phẩm Chất thải hóa học nguy

hại

Các hóa chất, dược phẩm quá hạn sử dụng, chụp X-quang,…

Là bệnh viện đa khoa của một huyện, do đó tính chất và thành phần của chất thải rắn y tế phức tạp hơn ở các trạm y tế của các xã. Lượng chất thải phát sinh phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân và biến động qua các năm. Dưới đây là bảng điều tra công suất sử dụng giường bệnh thể hiện hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế qua các năm.

Bảng 4.3. Công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viên đa khoa Nga Sơn từ năm 2011-2014

Nội dung Đơn vị Năm

2011 2012 2013 2014

Số giường kế hoạch giường 130 150 150 150

Số giường thực kê giường 150 180 250 250

Công suất sử dụng giường

bệnh theo kế hoạch % 139 124 134 143

Công suất sử dụng giường

bệnh theo thực kê % 120 104 80 86

( Nguồn Bệnh viện đa khoa Nga Sơn, 2014)

Công suất sử dụng giường bệnh = (Tổng số ngày điều trị bệnh nhân nội trú x 100%)/(Số giường bệnh x số ngày của năm đó)

Qua bảng 4.3 ta thấy, từ năm 2011-2014 bệnh viện đa khoa Nga Sơn đã tự mua thêm rất nhiều giường bệnh so với kế hoạch. Điển hình nhất là năm 2013 mua thêm 100 giường bệnh và 2014 mua thêm 100 giường bệnh. Điều này cho thấy, số lượng bệnh nhân ngày một tăng lên và lượng rác thải thải ra ngày một nhiều.

Hiện nay, thành phần rác thải bệnh viện đa khoa Nga Sơn có thể được chia làm 3 nhóm cơ bản : rác thải sinh hoạt, rác thải y tế nguy hại và rác thải tái chế với tỷ lệ các thành phần như sau:

Biểu đồ 4.1. Thành phần rác thải y tế năm 2014 của bệnh viện đa khoa Nga Sơn

(Nguồn Bệnh viện đa khoa Nga Sơn, 2014)

Theo kết quả báo cáo tổ kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, rác thải tại bệnh viện chủ yếu là rác thải thông thường, chiếm 78%, nguyên nhân do số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tăng nên lượng rác thải sinh hoạt thải ra nhiều hơn. Rác thải sinh hoạt bao gồm rác phát sinh từ hoạt động sinh hoạt: ăn uống, vệ sinh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, đặc biệt là bỉm, tã giấy của trẻ em, chiếm một lượng không nhỏ. Rác thải nguy hại chiếm một lượng nhỏ, khoảng 21%. Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng rác thải nguy hại gây ảnh rất lớn đến đời sống con người và môi trường xung quanh, vì thế cần có biện pháp quản lý phù hợp. Rác thải tái chế chiếm một lượng rất nhỏ, chỉ khoảng 1%. Vì rác thải tái chế là những chai, nhựa, vỏ hộp,… chúng rất nhẹ nên chiếm tỷ lệ khối lượng rất ít.

Theo số liệu báo cáo của tố kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện khối lượng chất thải phát sinh trong năm 2014 là từ 180-250 kg/ngày, trong đó lượng chất thải lây nhiễm chiếm từ 18-25 kg/ngày. Khối lượng các chất thải trong bệnh viện trong một tuần cũng có sự khác nhau giữa các ngày. Theo số

liệu nguồn điều tra ta có bảng thống kê lượng chất thải phát sinh các ngày trong tuần tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn.

Bảng 4.4. Khối lượng chất thải phát sinh các ngày trong tuần tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn

Thứ

Loại chất thải (kg)

2 3 4 5 6 7 Chủ

nhật

Chất thải sắc nhọn (loại A) 15 13 12,5 14,7 11 12 10

Chất thải lấy nhiễm không sắc

nhọn (loại B) 14 9 8 10 9 10 7

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm

cao (loại C) 4 3,6 3 3,8 2,7 1,8 3,5

Chất thải giải phẫu (loại D) 5 3,3 3,2 4,2 2,1 1,5 1

Chất thải hóa học nguy hại 4,3 2,5 1,8 3 1 1 0,5

Chất thải phóng xạ 0 0 0 0 0 0 0

Bình chứa áp suất 0 0 0 0 0 0 0

Chất thải thông thường 142 138 127 135 130 123 118

Tổng 184,3 169,4 155,5 170,7 155,8 149,3 140

Khối lượng chất thải y tế được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.2: Khối lượng chất thải của bệnh viện đa khoa Nga Sơn các ngày trong tuần

(Nguồn Số liệu điều tra, 2015)

Từ biểu đồ 4.1, ta thấy những ngày đầu tuần khối lượng chất thải y tế cao hơn các ngày cuối tuần có xu hướng giảm dần từ đầu tuần đến cuối tuần, cụ thể là vào thứ 2 khối lượng chất thải là 184.3 kg, thứ 3 là 169.4 kg, thứ 4 là 155.5 kg, thứ 5 là 170.7 kg và thấp nhất là vào chủ nhật với lượng chất thải là 140 kg. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do các ngày đầu tuần người dân đi khám bệnh nhiều hơn, còn vào cuối tuần là ngày nghỉ cho nên bệnh viện chỉ còn lại là bệnh nhân nội trú và các bác sĩ, y tá trực cho nên chất thải cũng ít đi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w