Chƣa có cơ chế khuyến khích các đơn vị thành viên nâng cao năng suất, giảm giá thành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy điện đến giá biên nút trong thị trường điện (Trang 53 - 55)

- Phí dịch vụ phụ: Bao gồm chi phí để cho hệ thống điện hoạt động bình

1. Sự cần thiết phải tính giá biên nút trong thị trƣờng điện 1 Thiếu vốn đầu tƣ

1.1.2 Chƣa có cơ chế khuyến khích các đơn vị thành viên nâng cao năng suất, giảm giá thành.

giảm giá thành.

- Về tài chính: Giá thành phụ thuộc rất nhiều vào sự phấn đấu chủ quan của từng đơn vị. Không đánh giá được hiệu quả đầu tư của từng dự án do trách nhiệm bảo toàn vốn và tài sản không do các đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm, chưa tạo ra các cơ chế khuyến khích để các đơn vị tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Kinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh.

Nếu thiết bị của các đơn vị được sửa chữa tốt sẵn sàng phát điện cao thì EVN có thể huy động cao các nguồn điện có giá thành rẻ như thuỷ điện, nhiệt điện than, khí làm cho chi phí sản xuất điện giảm. Do vậy cần thiết phải xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị có ý thức tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh để giảm giá thành điện năng, tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, hiện nay EVN chưa có cơ chế tài chính riêng đối với khâu sản xuất và khâu truyền tải điện nên chưa khuyến khích các đơn vị khối hạch toán phụ thuộc tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chưa khuyến khích được các đơn vị phấn đấu hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chưa đánh giá được mức độ đóng góp của các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của EVN. Mô hình tổ chức tập trung trong đó EVN là cơ quan cấp trên duyệt các kế hoạch cụ thể

hàng năm, quyết định hầu hết các vấn đề lớn của cơ sở như mua nguyên liệu đầu vào, biên chế, lương thưởng,.... đối với các đơn vị thành viên, trong quá trình thực hiện lại có kế hoạch điều chỉnh không hợp lý và không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Hiệu quả sử dụng vốn của EVN còn chưa cao, tỷ lệ hoàn vốn chủ sở hữu chỉ đạt mức 5% và tỷ lệ đầu tư chỉ đạt 15%. Cách quản lý vốn, tài sản, trách nhiệm thu hồi vốn khi các công trình vào vận hành giao cho các đơn vị như hiện nay sẽ khó đáp ứng được yêu cầu khai thác tối ưu hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của các doanh nghiệp, làm cho hiệu quả sử dụng vốn chung của toàn EVN là không cao, gây khó khăn cho phát triển dài hạn của ngành.

Tiết kiệm trong chi phí sản xuất còn nhiều vấn đề. Một mặt, chi phí không được tách bạch trong dây chuyền phát - truyền tải - phân phối và bán lẻ. Mặt khác, mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong dây chuyền phát điện - truyền tải - phân phối điện hiện nay là mối quan hệ nội bộ ngành dọc chưa phải là các mối quan hệ thương mại thông qua các hợp đồng kinh tế. Do đó không có sự ràng buộc về mặt kinh tế và pháp lý trong quan hệ trực tiếp giữa các nhà máy điện với nhau, giữa các nhà máy điện với các Công ty truyền tải và giữa các Công ty truyền tải điện với nhau, nên trách nhiệm khai thác và hiệu quả sử dụng năng lực của thiết bị công nghệ cũng như bộ máy con người còn thấp, mục tiêu hoạt động chủ yếu của các đơn vị là đạt kế hoạch, chưa quan tâm đến việc tiết kiệm và giảm các chi phí sản xuất...

Về chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối: Các chi phí bằng tiền khác tại nhiều đơn vị chưa thể hiện sự tiết kiệm, còn chạy theo hình thức, không thiết thực.

Giá thành sản xuất, truyền tải và phân phối còn cao. Ở nhiều khâu chưa thể hiện được sự tiết kiệm, đặc biệt khâu mua vật tư thiết bị và công tác sửa chữa lớn.

Về công tác kinh doanh mua bán điện: Nhiều thành phố, khu công nghiệp có giá bán điện cao, khách hàng nhiều nhưng do chưa có cơ chế phù hợp đối với các Công ty Điện lực nên lưới điện ở nhiều khu vực bị quá tải, không cung cấp đủ điện cho khách hàng. Việc điều tra phụ tải, khảo sát nhu cầu điện của các khu công nghiệp, đô thị mới xây xong chưa kịp thời cung cấp điện. Chưa có cơ chế khuyến khích các Điện lực bán lẻ để tăng giá bán bình quân qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho đơn vị. Nhiều Điện lực có giá bán thấp hơn giá thành mà không có biện pháp nâng giá bán bình quân lên để cải thiện tình hình tài chính của công ty và của bản thân Đơn vị điện lực.

EVN chưa có biện pháp tích cực để quản lý phía nhu cầu (DSM) nhằm hạn chế công suất giờ cao điểm nhằm làm giảm nhu cầu đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng các công trình điện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy điện đến giá biên nút trong thị trường điện (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)