- Phí dịch vụ phụ: Bao gồm chi phí để cho hệ thống điện hoạt động bình
1. Sự cần thiết phải tính giá biên nút trong thị trƣờng điện 1 Thiếu vốn đầu tƣ
1.1.3. Cơ chế giá điện không phù hợp với hoạt động kinh doanh của các đơn vị hoạt động điện lực trong cơ chế thị trƣờng.
hoạt động điện lực trong cơ chế thị trƣờng.
Cấu trúc và cách xác định biểu giá này không phù hợp với cấu trúc thị trường mới và cơ chế điều tiết đang thực hiện ở Việt Nam. Đó là không tách bạch được chi phí ở từng đơn vị trong dây chuyền phát điện - truyền tải - phân phối, do đó không xác định được đúng giá thành phát và truyền tải điện, từ đó gây khó khăn và thiếu chính xác trong việc xác định giá điện thương phẩm. Cách tính giá thành dựa trên phân bổ chi phí hiện nay còn mang tính chủ quan, không phản ánh giá thành thực, không khuyến khích các đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hệ thống giá điện hiện nay chưa có sự chuẩn bị cho việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh sang môi trường cạnh tranh. EVN là đơn vị mua điện duy nhất từ các Công ty phát điện. Các doanh nghiệp ngoài EVN chưa được phép bán điện trực tiếp cho các khách hàng sử dụng điện.
Cơ chế giá bán buôn điện nội bộ của EVN không những chỉ dựa trên chi phí của sản xuất gồm chi phí phát, truyền tải, phân phối và các chi phí liên quan khác mà còn dựa trên cơ sở điều hoà lợi ích giữa các đơn vị trong EVN. Phương thức này không khuyến khích các Công ty cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động vì lợi nhuận của đơn vị phụ thuộc vào số lượng lao động và chi phí phân phối. Số lượng lao động càng nhiều, chi phí phân phối cao thì giá bán buôn bình quân lại được EVN điều chỉnh càng thấp để đảm bảo lợi nhuận của đơn vị phân phối. Hơn thế nữa, giá bán buôn điện nội bộ chưa phản ánh được hết các chi phí phát và truyền tải. Thông qua việc quyết định giá bán buôn điện cho các Công ty điện lực hàng năm, EVN sẽ dễ dàng điều chỉnh lợi nhuận của các Công ty điện lực do vậy phụ thuộc nhiều vào EVN.
Việc điều tiết của nhà nước ở khâu truyền tải điện thông qua giá truyền tải điện là cần thiết, do dịch vụ truyền tải mang tính độc quyền tự nhiên. Kiểm soát giá truyền tải điện không chỉ nhằm tránh xu hướng độc quyền tăng giá trên mức chi phí và lợi nhuận hợp lý, mà còn khuyến khích đơn vị truyền tải điện nâng cao hiệu quả thông qua tiết kiệm chi phí và giảm tổn thất điện năng.
Đối với Việt Nam, do đang ở giai đoạn đầu phát triển thị trường điện, đồng thời việc mở rộng nguồn và lưới điện tuân thủ theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia, vì vậy rất cần cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng phương pháp tính giá truyền tải sao cho tổng doanh thu của Đơn vị truyền tải được tính toán trên cơ sở đảm bảo thu hồi đủ các chi phí và có lợi nhuận hợp lý, khuyến khích Đơn vị hoạt động một cách có hiệu quả. Giá truyền tải điện bao gồm hai thành phần chính: Phí đấu nối truyền tải điện và Phí sử dụng hệ thống truyền tải điện.
Để áp dụng được phương pháp tính giá truyền tải điện thì điều kiện tiên quyết là các Đơn vị quản lý lưới truyền tải điện, Đơn vị vận hành thị trường và Đơn vị vận hành hệ thống điện cẩn phải tách thành các đơn vị hạch toán độc lập. Như vậy mới có thể dễ dàng xác định được chi phí và doanh thu của từng đơn vị và làm cơ sở để xác định giá truyền tải và các vấn đề bồi thường thiệt hại cho khách hàng do không đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền tải theo quy định.
2. Các nguyên tắc và phƣơng pháp tính giá biên nút.
Thông thường, phương pháp áp dụng theo khoảng cách truyền tải (MW-km) giá biên nút được thiết lập nhằm thu hồi các chi phí của thiết bị truyền tải điện cộng với một tỉ suất lợi nhuận đầu tư hợp lý. Lợi nhuận thu được của Công ty truyền tải điện, vì thế phải đủ để khuyến khích công ty:
- Giảm hoặc ít nhất phải giữ nguyên chi phí vận hành, bảo trì và sửa chữa. - Chuẩn bị cho quy hoạch và mở rộng hệ thống hiệu quả.
- Nâng cao tính tin cậy của hệ thống truyền tải.