Mô hình một người mua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy điện đến giá biên nút trong thị trường điện (Trang 25 - 27)

2. Tại Singapore

1.3.2. Mô hình một người mua

Mô hình một người mua được mô tả ở Hình 1.4. Mô hình này được coi là bước đầu của quá trình cải tổ tiến tới tự do hoá trong kinh doanh điện. Mô hình một người mua đòi hỏi phải có sự tách biệt giữa khâu truyền tải và phát điện để đảm bảo cạnh

Phát điện

Truyền tải điện

Phân phối điện

Khách hàng IPP

tranh hiệu quả. Mô hình một người mua cho phép các nhà đầu tư tư nhân xây dựng, sở hữu và quản lý các nhà máy điện độc lập (Independent Power Producer - IPP). Các công ty phát điện phải cạnh tranh để bán điện cho Đơn vị mua điện duy nhất (Single Buyer - SB). Đơn vị mua duy nhất độc quyền mua điện từ các nguồn phát và bán điện đến các khách hàng sử dụng điện. Các công ty phát điện sẽ cạnh tranh để được xây dựng nhà máy và bán điện theo các hợp đồng mua điện - Power Purchase Agreement) thỏa thuận giữa nhà sản xuất và Đơn vị mua duy nhất. Thực chất đây là mô hình chuyển tiếp được bắt đầu bằng việc cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực phát điện trong khi chưa có điều kiện để thiết lập các thiết chế của thị trường cạnh tranh đến tận khâu bán buôn và bán lẻ. Mô hình này bảo đảm rủi ro ít nhất cho các IPP, vì vậy làm tăng trách nhiệm của các công ty điện lực mặc dù nó tạo động lực thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực phát điện. Việc lựa chọn thời điểm đầu tư, vị trí đầu tư chịu ảnh hưởng của các nhà lập kế hoạch nhiều hơn là của bản thân doanh nghiệp. Thị trường phát điện cạnh tranh một người mua đòi hỏi phải chia tách chức năng của các khâu truyền tải và phát điện trong mô hình liên kết dọc.

Việc cho phép các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào xây dựng các IPP sẽ giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho ngân sách của Chính phủ đầu tư vào ngành điện, chia sẻ bớt các rủi ro khi đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Việc đa dạng hóa thành phần sở hữu trong phát điện cũng là động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm giá thành sản xuất điện của các nhả máy điện. Trong giai đoạn đầu hình thành thị trường điện có nhiều nước đã trải qua mô hình này. Chủ yếu là các nước Đông Âu, các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước đang phát triển như Hàn Quốc, Nam Mỹ, một số nước Đông Nam Á và tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Hình 1.4. Mô hình thị trƣờng một ngƣời mua

Công ty phát Công ty phát Công ty phát IPP

Công ty phân phối/ Bán lẻ Công ty phân phối/ Bán lẻ Công ty phân phối/ Bán lẻ Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng lớn Đơn vị mua duy nhất

1. Ƣu điểm

- Không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức của ngành điện hiện tại.

- Cơ hội thực hiện thành công cao do có đủ thời gian đế các đối tượng tham gia thị trường dần tăng cường năng lực của mình đáp ứng yêu cầu của thị trường;

- Hình thành được môi trường cạnh tranh trong khâu phát điện, chủ yếu là cạnh tranh phát triển nguồn mới và một phần canh tranh trực tiếp trên thị trường giao ngay. Ổn định được giá điện, giảm áp lực tăng giả.

- Thu hút được đầu tư vào các nguồn điện mới, giảm nhẹ được yêu cầu vốn đầu tư từ Chính phủ cho ngành điện, là mô hình thích hợp cho thời ký cỏ nhu cầu điện tăng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư nguồn điện mới lớn.

- Không gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phân phối hiện tại, do đó không ảnh hưởng trực tiếp tới các khách hàng sử dụng điện, các công ty phân phối có đủ thời gian để tăng cường năng lực tài chính và quản lý, chuẩn bị cho các cấp độ cạnh tranh cao hơn trong tương lai;

- Mô hình thị trường đơn giản nên hệ thống các qui định cho hoạt động của thị trường chưa phức tạp;

- Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường không lớn.

2. Hạn chế.

- Đơn vị mua duy nhất được độc quyền mua buôn điện từ các đơn vị phát điện nên có nhiều điều kiện cho các tiêu cực trong điều hành thị trường xuất hiện. Vì vậy, đòi hỏi phải có mức độ điều tiết rất cao;

- Mức độ cạnh tranh chưa cao, chỉ giới hạn cạnh tranh trong phát triển các nguồn điện mới và một phần cạnh tranh trong thị trường ngắn hạn. Sức ép đối với các đơn vị phát điện giảm chi phí, tăng hiệu quả chưa lớn. Không có cơ hội cho các công ty phân phối lựa chọn nhà cung cấp;

- Đơn vị mua duy nhất phải có năng lực tài chính đủ mạnh để đảm bảo thực hiện các PPA đã ký và đủ uy tín thu hút các nhà đầu tư mới;

- Chưa có lựa chọn mua điện cho các công ty phân phối và khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy điện đến giá biên nút trong thị trường điện (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)