1. Tính chất lý học của chất hoá học bảo vệ thực vật:
- Tính làm ướt: là khả năng phủ kín thuốc ở bề mặt cây, lá bằng một lớp nhỏ
dày đặc, do trong thuốc hoá học có chứa nhóm hoạtđộng hay “có cực”.
- Tính dính: là khả năng giữ vững các phần tử chất độc vào đối tượng xử lý. Thuốc hoá học ở dạng bột mịn (đường kính hạt cỡ 0,01 0,06mm) thì có thể giữ
lại lâu trên cây.
2. Quan hệ giữa cấu tạo hoá học và tính độc:
- Khi chuyển hoá các hợp chất no thành không no thì tính độc của hợp chất được tăng lên vì những hợp chất không no có khả năng phản ứng hoá học khá nhạy. Ví dụ: axetylen (HC CH) độc hơn êtylen (H2C = CH2) và ít độc nhất là êtan (H3C – CH3).
- Tính độc của các chất cũng thay đổi khi thế nhóm này trong phân tử bằng
nhóm khác. Ví dụ: dẫn xuất clo của benzen, naphtalen có tính độc cao hơn chúng 10 20 lần.
- Tính độc thay đổi theo độ dài của mạch cacbon. Các axit béo có mạch
cacbon dài 10 12 nguyên tử có tính độc cao hơn những axit hữu cơ mạch ngắn
hơn.
- Sự thay đổi trật tự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử (sự đồng phân hoá) cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi tính độc. Chẳng hạn, hexacloran (6.6.6) có 8 đồng phân không gian, trong đóđồng phân có tính độc mạnh nhất.
3. Tác động của chất độc trong nông nghiệp:
Chất độc là những chất, khi xâm nhập vào cơ thể với lượng nhỏ, gây nên ngộ độc hoặc làm cho cơ thể chết. Khái niệm này chỉ là quy ước, bởi vì cùng một chất
mà điều kiện và phương pháp ứng dụng khác nhau có thể là chất độc hoặc không
độc. Có chấtđộc với loại sâu này mà không độc với loại sâu khác.
Tính độc là sức đầu độc cơ thể gây nên bởi chất độc. Còn độ độc là hiệu lực độc gây nên bởi một lượng nhất định của chất độc khi nó xâm nhập vào cơ thể. Độ độc của một chấtđộc được xác định bằng liều gây chết (dosis letalis,viết tắt là DL).
a) Tác động của chất độc đến sâu bọ, nấm bệnh:
Khi xâm nhập vào cơ thể sâu bọ, nấm bệnh, chất độc có thể gây ra tác động
cục bộ hay toàn bộ cơ thể.
Tác động cục bộ hay còn gọi là tác động chọn lọc là ảnh hưởng của chất độc đến các cơ quan, những hệ thống nhất định. Nếu chất động ảnh hưởng đến tất cả
các cơ quan, tế bào thì được gọi là tác động toàn bộ.
Thông thường, các chất độc ảnh hưởng chủ yếu đến một hệ thống nào đó. Chẳng hạn, ở nồng độ thấp, chất độc tác động đến thần kinh hệ. Khi sử dụng ở
nồng độ cao, chất độc có thể gây tác động đến tất cả tế bào các bộ phận và có khi
đến tất cả các chức năng của cơ quan. Do vậy, khi pha chế sử dụng thuốc hoá học
bảo vệ cây trồng cần phảiđảm bảo đúng nồng độ, liều lượng gây chết, vì nếu dùng liều lượng thuốc thấp sẽ gây nên tác động miễn dịch di truyền đối với thuốc đã dùng và nó sẽ trở nên mất hiệu lực.
b) Tác động của chất độc đến thực vật:
Chất độc hoá học dùng để trừ sâu bệnh, trừ một số ngoại lệ, có thể gây tác
động có hại cho thực vật. Chẳng hạn, khi sử dụng chất độc quá nồngđộ, liều lượng
quy định có thể gây hại cho lá, hoa, quả, chồi, cành, vỏ và rễ cây bị tổn thương. Ngoài tác động có hại, một số chất hoá học không những bảo vệ cây trồng mà còn có tác động kích thích cây phát triển, sản lượng nông phẩm tăng.
Do vậy, khi sử dụng chất hoá học cầnđảm bảo các biện pháp tránh tác động có hại cho cây trồng.
4. Thành phần thuốc trừ sâu bệnh và phương pháp sử dụng: Thuốc trừ sâu bệnh có các thành phần sau:
- Chất độc: là thành phần chính của thuốc trừ dịch hại.
- Các chất phù trợ: là những chất được đưa thêm vào thành phần nhằm nâng cao hiệu lực của các chất độc. Vai trò của loại chất này là cải thiện tính chất lí học
của các chất hoạt động. Tuỳ theo tính chất của thành phẩm, các chất phù trợ có thể
có những vai trò:
+ Tăng tính bền vững của các huyền phù và nhũ tương của dịch thuốc. + Tăng tính dính của chấtđộc.
+ Giảm sức căng bề mặt nhằm làm tăng tính dính.
Các chất hoá học trừ sâu bệnh, trừ nấm hiện nay thường ở thể rắn, lỏng, khí,
được sử dụng tuỳ theo trạng thái của thành phẩm như phun lỏng, phun bột, làm bả, xông hơi, hoá độc cây …
- Phun lỏng: là dùng các thuốc nướcở trạng thái giọt nhỏ đưa vào cây trồng. - Phun bột: là rắc hay phun thuốc bột vào cây trồng hay hạt giống.
- Làm bả: là phương pháp tẩm thuốc hoá học vào thức ăn đểđầuđộc sâu bệnh. - Xông hơi: là phương pháp làm cho môi trường sâu cơ trú có chứa nhiều hơi
độc.
- Hoá độc cây: bằng cách tiêm chủng hay phun thuốc vào cây để cây hấp thụ.