Các quá trình hoá học của phôtpho trong đất

Một phần của tài liệu Bài giảng hóa kỹ thuật hóa nông học (Trang 49 - 51)

* Phôtpho trong đất: Hàm lượng P trong đất phụ thuộc vào tính chất đá mẹ, thành phần cơ giới và lượng chất hữu cơ. Hàm lượng P tổng số trung bình ở nhiều

loại đất là 0,02 – 0,08%. Trong đất, P chủ yếuở 2 dạng vô cơ và hữu cơ.

- Hợp chất vô cơ của phôtpho:

+ Dạng phôtpho khó tan: phần lớn là apatit Ca5(PO4)3F, phôtphorit Ca3(PO4)2 … Ngoài ra, P còn có trong FePO4, AlPO4, trong các tinh thể khoáng, trong các loạiđá thông thường (bazan, zlôlit, hoa cương …).

+ Dạng phôtpho dễ tan: do quá trình phong hoá, các hợp chất phôtpho khó tan biến dần thành dạng dễ tan (H2PO4

-

, HPO4 2-

). Tuy nhiên các muối phôtphat tan vào nước, nếu gặp môi trường chua có nhiều sắt, nhôm thì các ion H2PO4-, HPO42-

có thể lại biến thành dạng không tan như FePO4, AlPO4.

- Hợp chất hữu cơ phôtpho (Lân hữu cơ): chủ yếu có trong thành phần mùn, phổ biến ở dạng phitat (chiếm khoảng 50% tổng số lân hữu cơ). Ngoài ra, lân hữu cơ trong đất còn ở dạng phôtpho nuclêoprôtit (<5%) và phôtphatit, saccarophotphat.

Trong quá trình vô cơ hoá các hợp chất hữu cơ, lân hữu cơ bị biến đổi tạo ra axit phôtphoric và các muối tan của nó. Nhưng các dạng lân dễ tiêu này lại bị đất

hấp phụ, vi sinh vật hút. Do đó, trong dung dịch đất thường có rất ít phôtpho ở dạng

hoà tan.

* Khả năng cung cấp phôtpho của đất cho cây:

- Trong đất, hàm lượng P tổng số khá thấp so với lượng P trong cây, trong đó

chỉ có một phần ở dạng cây có thể hấp thu được, đó là các muối phôtphat tan của

kim loại kiềm, amôni và của Ca, Mg (tỉ lệ rất thấp: <1mg/1kg đất). Tuy vậy, nhờ

khả năng tiết ra axit hữu cơ của rễ nên các muối phôtphat khó tan có thể tan dần và cây cũng có thể sử dụngđược.

- Khả năng cung cấp P của đất phụ thuộc nhiều vào pH của môi trường đất.

- Để xác định nhu cầu bón phân lân cho cây, cần phải chú ý đến loại đất và xác

định hàm lượng lân dễ tiêu trong đất.

 Quan hệ giữa hàm lượng lân dễ tiêu và nhu cầu bón lân:

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu

(mg/100g đất)

Hiệu lực phân lân và mức độ bón

0 – 5 Bón phân lân có hiệu lực cao. Rất cần bón 5 – 10 Bón phân lân có hiệu lực trung bình. Cần bón 10 – 15 Bón phân lân có hiệu lực thấp. Bón ít

> 15 Bón phân lân không có hiệu lực. Không cần bón

* Sự hấp thu các ion phôtphat của đất:

Sự tồn tại và biến đổi của các ion phôtphat phụ thuộc rõ rệt vào phản ứng môi trường (pH). Chỉ trong môi trường kiềm, axit H3PO4 mới phân li hoàn toàn và có ion PO4

3-

tạo thành. Còn ở môi trường trung tính hoặc axit yếu, axit H3PO4 phân li tạo các ion H2PO4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-

và HPO4 2-

.

Lượng ion trong nước (%) ở các giá trị pH khác nhau:

pH

Loại anion 5 6 7 8 9 10 H2PO4- 98,09 83,68 33,9 4,88 0,51 0,05 HPO42- 1,91 16,32 66,1 95,12 99,45 99,59

PO43- 0,04 0,36

Do đặc tính phân li của axit H3PO4 nên ion PO43- không có ý nghĩa thực tiễn

đối với dinh dưỡng cây trồng, vì ở các giá trị pH mà cây trồng sống được thì hầu

như không có ion PO43-, ở pH  10 mới có ít ion PO43- thì cây trồng không sống được. Còn ở trong nước có phản ứng axit thì chủ yếu có các ion H2PO4

-

, HPO4 2-

.

Trong đất, phản ứng hoá học đóng vai trò lớn trong việc hấp thu các ion phôtphat dưới dạng các kết tủa, hạn chế sự di chuyển các ion này trong dd đất.

- Trong đất có phản ứng gần trung tính, có chứa Ca(HCO3)2, việc bón muối tan của axit phôtphoric vào đất như Ca(H2PO4)2 (supephôtphat) sẽ bị kết tủa:

hoặc Ca(H2PO4)2 + 2Ca(HCO3)2 Ca3(PO4)2 + 4H2CO3

Nếu đất không có canxi cacbonat, việc tạo thành phôtphat ít tan cũng có thể được thực hiện do phản ứng trao đổi với keo đất:

KĐ Ca2+ + Ca(H2PO4)2  KĐ

 

H

H + 2CaHPO4

- Ở đất có phản ứng chua, các hợp chất phôtphat ít tan được tạo thành do phản ứng với các ion sắt, nhôm và mangan di động:

Al2(SO4)3 + 2Na3PO4 2AlPO4 + 3Na2SO4 Ca2+

Al3+ H+

KĐ + Ca(H2PO4)2  KĐ H+ + 2AlPO4 Al3+ H+

H+

Do vậy, nếu đất có nhiều nhôm, khi bón phân supephôtphat phải bón thêm vôi. Ngoài các quá trình tạo kết tủa phôtphat trên, còn có quá trình hấp phụ hoá lí

do keo đất cũng có vai trò quan trọng trong sự hấp thu các ion phôtphat. Cơ chế

hấp phụ trao đổi các ion phôtphat trên bề mặt của keo dương là các ion phôtphat

được trao đổi với các ion của lớp ion bù và chính các ion hoạt động của lớp ion bù như anion arsenat, xitrat, tactrat, silicat, OH- có thể bị thay thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng hóa kỹ thuật hóa nông học (Trang 49 - 51)