Các loại phân bón chứa nitơ

Một phần của tài liệu Bài giảng hóa kỹ thuật hóa nông học (Trang 44 - 48)

Dựa vào thành phần phân tử, có thể chia đạm vô cơ thành những dạng sau: - Phân đạm chứa nitơ cả ở dạng amôni và dạng nitrat: NH4NO3.

- Phân đạm chỉ chứa nitơ dưới dạng amôni: (NH4)2SO4, NH4Cl, phân đạm

lỏng.

- Phân đạm chứa nitơ ở dạng amit: cacbamit CO(NH2)2.

1. Amôni nitrat NH4NO3: thường chứa 34,5 – 35%N, được sản xuất từ NH3

và HNO3. Sản phẩm thu được có dạng kết tinh nhỏ hoặc có dạng hạt kích thước 1 – 3mm.

NH3 + HNO3 = NH4NO3

* Tính chất:

- Muối kết tinh trắng, rất dễ hút ẩm và vón cục.

- Phảnứng trong đất: NH4NO3 phân li trong dung dịch đất:

NH4NO3 = NH4+ + NO3- NH4 + và NO3 - đều có thể bị cây hút.

- Trong quá trình NH4NO3 tương tác với đất, nói chung NH4 +

bị hấp phụ bởi keo đất còn NO3

-

Ca2+ NH4 + KĐ + 2NH4NO3 = KĐ NH4 + + Ca(NO3)2 Ca2+ Ca2+

Nếu đất thiếu canxi và bón nhiều NH4NO3 thì phản ứng có thể diễn ra: H+ NH4 + KĐ + 3NH4NO3 = KĐ NH4 + + Ca(NO3)2 + HNO3 Ca2+ NH4 +

Nếu đất có nhiều sắt, nhôm thì thời gian đầu HNO3 xuất hiện có thể hoà tan các muối nhôm, sắt và gây độc cho cây. Do vậy, cần phải bón vôi cho đất trước khi bón NH4NO3.

- NH4NO3 bị oxi hoá dưới tác động của vi sinh vật nitrat hoá trong đất:

2NH4NO3 + 4O2 = 4HNO3 + 2H2O

* Sử dụng NH4NO3:

- NH4NO3 tan được trong nước và cây trồng dễ hấp thu, có hàm lượng đạm

cao.

- Khi bón vào đất, NH4NO3 không để lại một ion nào gây độc cho cây trồng. - Ở nước ta, có chứa NO3- dễ bị rửa trôi, nếu sử dụng cho đất lúa thì hiệu suất

không cao bằng (NH4)2SO4 và NH4Cl. Vì vậy, NH4NO3 được dùng để bón thúc cho lúa với lượng nhỏ và dùng để bón cho các cây công nghiệp như bông, chè, cà phê, mía …

2. Natri nitrat NaNO3: chứa 16,1%N, được tổng hợp từ NH3. NH3 HNO3 NaNO3

* Tính chất:

- NaNO3 kết tinh màu trắng, rất dễ tan trong nước và dễ chảy nước. - Phảnứng trong đất:

Ca2+ Na+

KĐ + 2NaNO3 = KĐ Na+ + Ca(NO3)2

Ca2+ Ca2+ NaNO3 là loại phân sinh lý kiềm, nó kiềm hoá nhẹ đất.

* Sử dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- NaNO3 có tác dụng cải tạo đất chua, nhưng không có lợi cho đất mặn.

- NaNO3 dễ bị rửa trôi từ lớp đất mặt xuống lớp dưới, do đó không dùng để

bón lót.

- NaNO3 được bón cho cho cây ăn quả, cây có củ, vừa tăng năng suất, vừa

tăng chất lượng nông sản.

3. Kali nitrat KNO3: chứa khoảng 14%N và hơn 46%K2O. KNO3 là loại phân phức tạp và chủ yếu là kali.

4. Amôni sunfat (NH4)2SO4 (phân đạm một lá): chứa 20,5 – 21,0%N, được điều chế từ NH3 và H2SO4.

2NH3 + H2SO4 = (NH4)2SO4

* Tính chất:

- Thường có màu trắng, dễ tan vào nước, rất ít hút ẩm, dễ bảo quản.

- Nếu tích trữ lâu ngày, trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao, (NH4)2SO4 có thể bị mất 1 phân tử NH3 và biến thành NH4HSO4, làm độ chua tăng lên khá mạnh.

- Phản ứng trong đất: Khi bón vào đất, (NH4)2SO4 tan nhanh và phân li thành NH4 + và SO4 2- . NH4 + bị cây hút và bị keo đất hấp thụ, SO4 2- có thể kết hợp với

cation trao đổi tạo thành hợp chất mới.

Trường hợp đất trung tính hoặc có chứa canxi: Ca2+ NH4 + KĐ + (NH4)2SO4 = KĐ NH4 + + CaSO4 Ca2+ Ca2+ Trường hợp đất chua: H+ NH4+ KĐ + (NH4)2SO4 = KĐ + H2SO4 H+ NH4 +

Do vậy, nếu bón (NH4)2SO4 liên tục qua nhiều vụ thì phải bón vôi và phân hữu

cơ, nếu không thì đất sẽ bị xấuđi.

Ngoài ra, vi sinh vật nitrat hoá trong đất sẽ gây ra sự biến đổi (NH4)2SO4

thành 2 loại axit, làm cho đất chua thêm:

(NH4)2SO4 + 4O2 = 2HNO3 + H2SO4 + 2H2O

* Sử dụng: là phân sinh lí chua, do vậy khi sử dụng cần phải chú ý các điểm

sau:

- Đối với đất chua, cần phải bón vôi trước để khử chua rồi mới bón (NH4)2SO4.

- Nên trộn phân này với các loại phân hoá học có tính chất sinh lí kiềm, phân khó tan như phôtphorit. Tuyệtđối không được trộn với phân có tính chất kiềm, với

vôi … vì sẽ gây nên hiện tượng mất đạm.

5. Amôni clorua NH4Cl: chứa 24 – 25%N, thườngđược điều chế từ sản phẩm

phụ của quá trình sản xuất NH3.

NH3 + CO2 + H2O + NaCl = NaHCO3 + NH4Cl - NH4Cl ít hút ẩm và ít bị chảy rữa.

- NH4Cl cũng có những tác dụng trong đất như (NH4)2SO4.

- có chứa một lượng lớn ion Cl- (66,7%), có tác dụng xấu đến chất lượng sản

phẩm. Do vậy, phải bón NH4Cl trước khi gieo trồng vài tháng để cho Cl- rửa trôi bớt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Phân urê CO(NH2)2: có chứa 44 – 48%N, điều chế từ khí CO2 và NH3. ONH4 NH2

CO2 + 2NH3 CO 200at,2000C,xt CO + H2O NH2 NH2

* Tính chất:

- Urê kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh.

- Phản ứng trong đất: urê bị amôni hoá dưới ảnh hưởng của men urêza. CO(NH2)2 + 2H2O  (NH4)2CO3

Ở đất trung tính, nhiệt độ tương đối cao và độ ẩm thích hợp, quá trình phân giải trên tiến hành nhanh. Trái lại, trong đất chua sự phân giải urê chậm hơn.

(NH4)2CO3được tạo ra làm đất tạm thời có phản ứng kiềm: (NH4)2CO3 + H2O  NH4HCO3 + NH4OH NH4

+

có thể bị hấp thụ bởi keo đất, cây trồng, vi sinh vật hoặc có thể bị nitrat hoá tạo HNO3 tạm thời làm đất chua. Nhưng sau một thời gian, cây hút cả 2 dạng

amôni và nitrat, pH của đất thay đổi không đáng kể. Do vậy, urê là loại phân sinh lí trung tính.

* Sử dụng:

- Nên bón urê từng lượng nhỏ và phải bón cho đều, tránh tập trung một nơi, do tỉ lệ N trong urê cao, gây hại cho cây.

- Khi bón nên trộn urê với đất bột, cát hoặc mùn cưa … Đối với đất chua, nên trộn urê với phôtphorit.

- Có thể dùng urê để bón thúc ngoài rễ, phun lên lá cây vì lá cây có thể trực

tiếp hút đạm hữu cơ dạng urê.

Một phần của tài liệu Bài giảng hóa kỹ thuật hóa nông học (Trang 44 - 48)