Phương pháp cải tạo đất phèn

Một phần của tài liệu Bài giảng hóa kỹ thuật hóa nông học (Trang 37 - 40)

3.4.1. Sự hình thành đất phèn.

Đất phèn là loạiđấtđặc biệt của vùng đầm lầy ven biển nhiệt đới. Đất này còn

ruộng trong như được đánh phèn, do vậy, trước đây người ta gọi đất này là đất

phèn. Nướcở đây có vị chua chát như phèn chua, pH thường nhỏ hơn 4. Đất phèn cũng chứa nhiều muối tan mà thành phần chủ yếu là sắt sunfat và nhôm sunfat.

Theo Aarino (1930), nguồn gốc hình thành đất phèn là do trong đất có khoáng pirit FeS2. Trong điều kiện hiếu khí, pirit bị oxi hoá tạo thành axit sunfuric và sắt

sunfat:

2FeS2 + 7O2 + 2H2O = 2FeSO4 + 2H2SO4

Theo J. Bandenxpejơ, đất phèn được hình thành do sự khử muối sunfat nguồn

gốc nước biển trong điều kiện yếm khí. Sự khử này xảy ra nhờ vi sinh vật khử

sunfat:

Na2SO4 + CH4 Na2S + CO2 + 2H2O Na2SO4 + 4H2 Na2S + 4H2O

Na2S + H2O + CO2 = Na2CO3 + H2S H2S sẽ kết hợp với các hợp chất sắt trong đất tạo ra FeS2: 4H2S + 2Fe(OH)2 + O2 = 2FeS2 + 6H2O

Nếu môi trường trở nên hiếu khí, FeS2 sẽ bị oxi hoá tạo nên FeSO4 và H2SO4.

Ở điều kiện nhiệt đới, H2SO4 sẽ tác dụng với các khoáng sét trong đất, giải phóng Al khỏi mạng lưới tinh thể của chúng và tạo thành Al2(SO4)3.

3.4.2. Biện pháp nông hoá cải tạo đất phèn (đất chua mặn)

Đất chua mặn có chứa nhiều muối sắt sunfat, nhôm sunfat, H2SO4, do đó đất

rất chua (pH < 4, có khi pH < 2), nhôm nằm trong khoảng 8 – 10mđlg/100g. Vì vậy, biện pháp nông hoá chủ yếuđể cải tạo đất phèn là sử dụng vôi để khử chua và kết tủa nhôm.

Al2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 = 3CaSO4 + 2Al(OH)3

Na2SO4 + Ca(OH)2 = CaSO4 + NaOH

Al(OH)3 tạo ra có thể bị hoà tan bởi NaOH tạo natri aluminat tan.

Nếu bón nhiều vôi, NaAlO2 sẽ chuyển thành Ca(AlO2)2 hoàn toàn không tan trong nước:

2NaAlO2 + Ca(OH)2 = Ca(AlO2)2 + 2NaOH

Vì đất phèn rất chua, để cải tạo nó cần phải bón nhiều vôi, làm triệt để và kết

hợp với các biện pháp khác như rửa mặn, tiêu nước ngầm … Ngoài việc bón vôi, cần phải bón phân hoá học cho đất phèn, đặc biệt là phân lân (dạng thích hợp là phôtphorit). Dạng phân đạm thích hợp với đất phèn là urê, không cần bón phân kali vì đất này giàu kali.

VSVkhử sunfat

CHƯƠNG 4 PHÂN BÓN

4.1. Vai trò và đặc điểm của phân bón

4.1.1. Vai trò của phân bón

Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có tác dụng lớn đến năng suất, chất

lượng sản phẩm của cây trồng và độ phì nhiêu của đất. Đó là do nó đã bù lại cho

đất những chất dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi sau mỗi vụ sản xuất để tạo ra năng suất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Lượng chất dinh dưỡng cây trồng lấy đi để tạo nên năng suất:

Lượng chất mà cây

trồng lấy đi (kg/ha)

Lượng chất lấy đi để tạo ra 1 tạ thu hoạch Cây trồng Năng suất

(tạ/ha) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Lúa mùa 30 28 12 82 0,9 0,4 2,7 Ngô 20 60 12 60 3,0 0,6 3,0 Khoai lang 200 90 20 140 0,4 0,1 0,7 Sắn 100 136 104 534 0,1 0,1 0,6 Lạc 20 84 14 50 4,2 0,7 2,5 Bông 6 94 22 69 15,6 3,6 11,3 Đậu tương 10 30 7 22 3,0 0,7 2,2

Qua bảng trên ta thấy, chỉ kể 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K thì sau mỗi vụ sản xuất cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng chất dinh dưỡng khá lớn để

góp phần vào việc tổng hợp các thành phần của cây trồng.

Tóm lại, phân bón có vai trò to lớn trong việc tăng năng suất cây trồng và góp phần cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, cần phải chú ý kết hợp nhịp

nhàng việc cải tiến nhiều biện pháp canh tác khác nhau với việc sử dụng phân bón hợp lý.

4.1.2. Các loại phân bón

Dựa vào phương pháp sản xuất, chế biến, người ta chia phân bón thành 2 nhóm:

- Phân bón công nghiệp (phân vô cơ): gồm những loại phân bón có nguồn gốc

nên còn được gọi là phân hoá học. Phân bón công nghiệp thường chứa một lượng

lớn chất dinh dưỡng trong mộtđơn vị khối lượng.

- Phân bón hữu cơ: loại phân bón này thườngđược sản xuất, chế biến trực tiép

ở các cơ sở nông nghiệp địa phương, phần lớn là những sản phẩm phụ của sản xuất

nông nghiệp (phân chuồng, phân gia cầm, tro …) hoặc còn được khai thác ở gần

các cơ sở nông nghiệp (than, bùn, vôi, thạch cao), hoặc người ta còn dùng cả những

cây trồng làm phân bón (phân xanh) và các phế phẩm của các nhà máy.

Phân hữu cơ được chia thành các loại sau: phân chuồng, than bùn, phân bắc, phân gia cầm, tro bếp, bùn ao, khô dầu, phân xanh …

4.1.3. Đặc điểm của phân hoá học

Hầu hết các loại phân hoá học không chứa chất hữu cơ nên còn được gọi là phân vô cơ hoặc phân khoáng.

Phân hoá học có nhiều loại, nhiều dạng khác nhau nhưng chúng đều có một số đặc điểm chung như sau:

- Tỷ lệ chất dinh dưỡng cao.

Ví dụ: Trong (NH4)2SO4 có 20%N, trong supephôtphat có 16 – 21%P2O5, trong NH4NO3 có 34%N, trong ure (CO(NH2)2) có 46%N. Trong khi đó phân chuồng chỉ chứa 0,3 – 0,5%N, 0,2 – 0,4%P2O5. Như vậy, hàm lượng N và P2O5

trong 1 tấn phân chuồng tương đương với 20kg phân đạm và supe lân.

- Dễ tan trong nước và cây trồng dễ hấp thu. Phần lớn phân hoá học dễ tan trong nước và dễ được hấp thu bởi cây trồng, tỷ lệ chất dinh dưỡng lại cao nên sau khi bón, cây trồng phát triển nhanh, hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, cũng do đặc điểm

này mà phân hoá học không bề lâu, khó cất giữ.

- Phân hoá học không chứa chất hữu cơ. Do vậy, nếu chỉ dùng phân hoá học

thì sau vài năm sẽ có ảnh hưởngđến tính chất đất. Để khắc phục nhược điểm này, cần phải bón phối hợp phân hoá học với phân hữu cơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng hóa kỹ thuật hóa nông học (Trang 37 - 40)