5. Bố cục của đề tài
3.2.2. Bền vững về xã hội
Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kéo theo tình hình sản xuất nông nghiệp phát triển và theo hƣớng bền vững vững đã góp phần quan trọng giải quyết nhiều vấn đề xã hội cho ngƣời nông dân trên địa bàn tỉnh, trong đó nổi bật là:
Thứ nhất, thu nhập của ngƣời dân trong vùng (chủ yếu là nông dân) đã tăng nhanh qua từng năm.
ĐVT: triệu đồng
Hình 3.2: Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2014
Có thể thấy, thu nhập của ngƣời nông dân tăng qua các năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn năm 2014 tỉnh Phú Thọ đạt 20,5 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 1,7 triệu đồng/ngƣời/năm so với năm 2013. Sự gia tăng của thu nhập thể hiện sự đúng đắn, cũng nhƣ tính bền vững của tái cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp phát triển thu nhập của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng cao đã góp phần giảm nhanh số hộ nghèo trên địa bàn.
Nhờ tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, và các chính sách hỗ trợ cuẩ Đảng và Nhà nƣớc tỷ lệ hộ nghèo toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tỉnh đã giảm xuống qua các năm.Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 16.55%. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Phú Thọ đã giảm từ 16,55% xuống còn 14,12% (giảm 2,43%). Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo là 12.49%. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,89%, giảm 2,6% so với năm 2013.
Bảng 3.9. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Phú Thọ
ĐVT:%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tỷ lệ hộ nghèo 16.55 14.12 12.49 9.89
Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
Tuy nhiên, một số địa phƣơng trong tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhƣ: huyện Tân Sơn (36,17%), huyện Yên Lập (38,88%), huyện Thanh Sơn (28,01%), huyện Cẩm Khê (24,78%)… Bên cạnh đó, một bộ phận ngƣời dân và chính quyền cấp xã vẫn còn có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại, nhận thức chƣa đầy đủ về mục tiêu giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội của Nhà nƣớc.
Thứ ba, nhờ vào việc tái cơ cấu nông nghiệp nền sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của ngƣời dân ngày một tăng, đã tạo điều kiện cho họ đầu tƣ nhiều hơn cho việc học hành của con em, trên cơ sở đó, từng bƣớc nâng cao trình độ dân trí cho ngƣời dân và chất lƣợng của nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nói chung, phục vụ phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững nói riêng. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và dạy nghề năm 2014 đạt 52%, năm 2013 đạt 49%.
Thứ tư, nhờ đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững mà hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn t ỉnh cũng đƣợc đầu tƣ phát triển ngày càng đồng bộ và hiện đại hơn. Tổng nguồn lực huy động trong năm 2014 đạt hơn 1.234 tỷ đồng đầu tƣ cho 247 xã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững thời gian qua chính quyền cũng đã tích cực vận động ngƣời dân thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng và cũng đã thu đƣợc một số kết quả trong lĩnh vực này:
- Nhiều loại cây trồng con vật nuôi quý, có giá trị kinh tế cao đã đƣợc giữ gìn, bảo vệ và nhân rộng sản xuất để cung ứng cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nhƣ: chè, cam, quýt, bƣởi diễn, quế, hồi, các loại cây thuốc, các loại rau và hoa v.v. Đồng thời, cũng đã nghiên cứu, nhập và lai tạo nhiều giống cây trồng, con vật nuôi mới có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu của các địa phƣơng trong vùng để sản xuất, tạo ra các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao cung cấp cho thị trƣờng. Từ đó tăng thu nhập cho ngƣời dân nhƣ các loại Hoa, và rau ôn đới, cá tầm, cá hồi, cây cao su v.v. Việc làm này vừa giữ gìn, bảo vệ lại vừa làm phong phú thêm sự đa dạng sinh học của vùng.
- Nhờ sự quan tâm đầu tƣ và hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nƣớc trong đó đặc biệt là chƣơng trình 327, chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng và chính sách giao đất, giao rừng cho ngƣời dân quản lý, sử dụng nên diện tích đất không ngừng tăng. Phong trào trồng rừng mới, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, không xâm phạm các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các vƣờn quốc gia đƣợc phát động mạnh mẽ và duy trì thƣờng xuyên ở nhiều cộng đồng dân cƣ trong vùng. Độ che phủ của rừng tăng đã góp phần đáng kể vào việc giữ vững nguồn nƣớc và hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn đất do mƣa lũ gây ra.
- Tuy nhiên, do trình độ dân trí và ý thức của ngƣời dân còn thấp, phƣơng thức canh tác lạc hậu, đồng thời do tác động ngày càng mạnh của biến đổi khí hậu, nên môi trƣờng của tỉnh diễn biến khá phức tạp và theo chiều hƣớng xấu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Ngƣời dân trong quá trình sản xuất đã lạm dụng quá mức việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích sinh trƣởng phát triển cây trồng, con vật nuôi, các chất bảo quản sản phẩm. Đồng thời, do lối sống lạc hậu nên các loại chất thải trong đời sống của con ngƣời cũng nhƣ của gia súc xả bừa bãi ra môi trƣờng, do đó nguồn đất và nguồn nƣớc trong vùng bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
+ Vì quyền lợi trƣớc mắt, nhiều ngƣời dân đã tìm cách chặt phá rừng hoặc khai thác bừa bãi các sản phẩm của rừng, làm cho chất lƣợng của rừng giảm đáng kể.
Nhìn chung, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững cần gắn liền với công tác bảo vệ môi trƣờng sinh thái xung quanh.
3.3. Đánh giá chung về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
Từ những phân tích trên đây có thể đánh giá chung về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ nhƣ sau:
3.3.1. Những thành tựu đạt được
Nông nghiệp phát triển tƣơng đối toàn diện và liên tục duy trì tăng trƣởng khá (bình quân giai đoạn 2009 - 2013 tăng 6,08%) đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; an ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo; năng suất, sản lƣợng và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng (năm 2013 đạt 74 triệu đồng, tăng 26,2 triệu đồng so với năm 2008). Ngƣời dân đã nhận thức và thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhiều hơn, hiệu quả hơn; sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trƣờng đƣợc quan tâm, nhiều địa phƣơng, cơ sở, ngƣời dân thực hiện tốt mang lại hiệu kinh tế quả cao; nhiều tiến bộ kỹ thuật, phƣơng thức canh tác mới đƣợc áp dụng, nhân rộng mang lại hiệu quả cao nhƣ: Xây dựng khai thác các công trình thủy lợi theo hƣớng đa mục tiêu; xây dựng hệ thống đƣờng ống chảy có áp cấp nƣớc tƣới phục vụ sản xuất, sinh hoạt thay thế cho các tuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kênh; áp dụng biện pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI); phát triển rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC),…
Công tác chỉ đạo sản xuất đã bám sát điều kiện thực tế đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất; qua đó sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới năm 2013 tiếp tục phát triển khá toàn diện: Sản xuất nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trƣởng khá (5,63%) vƣợt kế hoạch đề ra, góp phần tăng thu nhập, ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn. Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản tăng. Diện tích gieo trồng lúa và các cây trồng màu đều đạt và vƣợt kế hoạch đề ra; tỷ lệ lúa lai cao hơn so với cùng kỳ, tiếp tục mở rộng diện tích áp dụng tiến bộ kỹ thuật (SRI, gieo thẳng sử dụng giống mới); chỉ đạo thực hiện tốt khung lịch thời vụ; nhiều mô hình nông nghiệp cận đô thị theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung đƣợc triển khai có hiệu quả. Sản lƣợng chè búp tƣơi; thủy sản và sản lƣợng thịt hơi các loại cao hơn so với cùng kỳ; trồng mới rừng tập trung và khoán bảo vệ rừng vƣợt kế hoạch đề ra. Hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cơ bản ổn định. Xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ đến cơ sở, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
3.3.2. Những tồn tại và hạn chế
Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ còn phổ biến chƣa có sự gắn kết giữa sản xuất - tiêu thụ và chế biến nên hiệu quả sản xuất chƣa cao và thiếu ổn định; chƣa nhân rộng đƣợc các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả; một bộ phận ngƣời dân chƣa chủ động tích cực đầu tƣ thâm canh, chƣa thực hiện đúng các biện pháp, quy trình kỹ thuật sản xuất. Hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể chƣa cao; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít. Huy động nguồn lực đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông nghiệp nông thôn còn hạn chế. Trong xây dựng nông thôn mới chƣa chú trọng phát triển, đổi mới hình thức sản xuất, tƣ tƣởng ỷ nại trông chờ nguồn lực đầu tƣ của Nhà nƣớc còn phổ biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn còn thiếu bền vững; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chƣa đồng đều giữa các địa phƣơng; các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô chƣa qua chế biến, giá trị tăng thêm sau thu hoạch thấp.
sản xuất một số nơi còn chƣa thực sự ; việc huy động nguồn lực xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM chƣa thật đầy đủ, chƣa chú trọng phát triển sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3.3.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan: Kinh tế, trong nƣớc phục hồi chậm; thị trƣờng tiêu thụ nông lâm sản không ổn định, nhu cầu chƣa cao; thiên tai, dịch bệnh làm gia tăng những khó khăn cho ngƣời sản xuất. Ruộng đất manh mún là rào cản đối với việc sản xuất hàng hóa; Nguồn lực kinh tế của tỉnh, địa phƣơng, ngƣời dân còn khó khăn; ngƣời dân khó tiếp cận vốn vay tín dụng làm hạn chế khả năng đầu tƣ thâm canh trong sản xuất.
- Nguyên nhân chủ quan: Công tác phối kết hợp giữa ngành và các địa
phƣơng trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất có lúc, có nơi chƣa quyết liệt. Biên chế đƣợc giao chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, còn thiếu cán bộ theo dõi, chỉ đạo sản xuất trực tiếp ở cấp xã, dẫn đến công tác chỉ đạo quản lý còn bất cập chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của ngành. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra chuyên ngành (Thú y, BVTV, thủy sản, quản lý chất lƣợng nông lâm sản) còn thiếu, chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHỆP THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 4.1. Định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
4.1.1. Định hướng chung
4.1.1.1. Về kinh tế
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững; tập trung khai thác, phát huy tối đa các lợi thế, thế mạnh về nông nghiệp của từng vùng, từng địa phƣơng trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện các chƣơng trình sản xuất nông nghiệp đã đƣợc tỉnh phê duyệt giai đoạn 2012 - 2015; trƣớc mắt tập trung đầu tƣ thâm canh nâng cao sản lƣợng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, từng bƣớc cải thiện, nâng cao chất lƣợng, tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; định hƣớng tổ chức sản xuất có sự gắn kết chặt chẽ từ phát triển vùng nguyên liệu tập trung đến chế biến, bảo quản tại chỗ gắn với thị trƣờng tiêu thụ cụ thể. Nâng quy mô và đa dạng hóa các phƣơng thức sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng đối với các sản phẩm có thế mạnh nhƣ: Chăn nuôi lợn, gà; sản xuất chế biến chè; nuôi thủy sản...
4.1.1.2. Về xã hội
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa đảm bảo theo cơ chế thị trƣờng vừa đảm bảo các mục tiêu về phúc lợi xã hội cho ngƣời dân.
- Thực hiện có hiệu quả, kịp thời chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh và đẩy mạnh chƣơng trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giúp ngƣời dân có điều kiện tổ chức sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và ổn định việc làm nhằm cải thiện, tăng nhanh thu nhập cho ngƣời dân, đặc biệt là nhóm ngƣời nghèo, cận nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nông dân vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn..
4.1.1.3. Về môi trường
- Tăng cƣờng các hoạt động quản lý, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên (đất, nƣớc, rừng..); giảm thiểu tác động bất lợi về môi trƣờng do việc khai thác thƣờng xuyên các nguồn lực cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Quản lý và sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp cế biến, làng nghề; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học.
- Khuyến khích mở rộng diện tích đƣợc áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp nhƣ: VietGap, HACCP, ISO...
4.1.2. Định hướng tái cơ cấu trong từng lĩnh vực cụ thể
Trƣớc mắt tập trung triển khai có hiệu quả các chƣơng trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2012 - 2015 theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn với thị trƣờng tiêu thụ. Các địa phƣơng chủ động rà soát, xác định lợi thế, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của từng địa phƣơng để có định hƣớng chỉ đạo phát triển phù hợp, phát huy hiệu quả của chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phƣơng; xây dựng các chƣơng trình, đề án, dự án cụ thể về phát triển sản xuất để chỉ đạo triển khai thực hiện thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.
4.1.2.1. Nông nghiệp a) Trồng trọt:
- Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lƣợng hàng nông sản gắn với bảo quản, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuỗi giá trị, nhằm tăng nhanh giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
- Tiếp tục xây dựng và triển khai nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai có hiệu quả chƣơng trình nông nghiệp cận đô thị, tạo tiền đề xây dựng các Khu nông nghiệp ứng dụng công