Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tỉnh phú thọ (Trang 63)

5. Bố cục của đề tài

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp gồm các tài liệu, các báo cáo đã công bố của các đơn vị trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ và các báo cáo chuyên ngành khác.

Tài liệu cần thu thập gồm: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 2008 - 2013, Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Phú Thọ năm 2015 - 2020; Các báo cáo khoa học và nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực tái cơ cấu nông nghiệp, các báo cáo của các bộ, ban, ngành có liên quan, các số liệu đƣợc công bố từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, các ấn phẩm và báo cáo của tỉnh

và các tổ chức khác... để viện dẫ ấn đề

, đánh giá thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp của Phú Thọ trong thời gian qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010. Từ các số liệu thu thập đƣợc ta tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học

2.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê: Chúng tôi dùng một số chỉ tiêu thống kê để

mô tả thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Phú Thọ, qua đó đánh giá đƣợc các mặt đƣợc và chƣa đƣợc của tái cơ cấu nông nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân của các hạn chế. Các chỉ tiêu, thông tin, số liệu thống kê về đất đai; dân số và lao động; cơ sở hạ tầng; kết quả phát triển các ngành kinh tế; tình hình nguồn vốn và đầu tƣ; tình hình phát triển cơ sở hạ tầng; kết quả sản xuất… sẽ đƣợc biểu thị thông qua các sơ đồ, đồ thị hay bảng biểu, từ đó phân tích làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cũng nhƣ một số nội dung của thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích so sánh: Căn cứ các số liệu đã đƣợc tổng

hợp và dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân… để thấy đƣợc sự phát triển của sự vật, hiện tƣợng qua các mốc thời gian, không gian nhằm đánh giá so sánh với các chỉ tiêu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng bền vững, rút ra đƣợc mức độ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ ; phát hiện những đặc trƣng về thế mạnh cũng nhƣ những nguyên nhân tác động đến quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Phú Thọ làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

- Phương pháp chuyên khảo: Đó là trao đổi, tham vấn chuyên gia và các nhà quản lý chuyên sâu trong lĩnh vực tái cơ cấu nông nghiệp, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tái cơ cấu nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về tốc độ tăng trưởng

- Tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp tính theo GDP

- Tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp tính theo giá trị tăng thêm

2.3.2. Các chỉ tiêu phát triển bền vững nông nghiệp

*Quy mô sản xuất nông nghiệp

- Tổng số diện tích đất nông nghiệp - Số lƣợng đầu con vật nuôi

- Tỷ trọng cơ cấu diện tích trồng trọt và cơ cấu chăn nuôi

*Đầu tư cho phát triển nông nghiệp

- Tỷ trọng đầu tƣ công, đầu tƣ công cho nông nghiệp - Tỷ lệ vốn đầu tƣ cho SXNN

- Số lƣợng công trình thủy lợi, kênh mƣơng phục vụ cho SXNN

*Năng suất, sản lượng sản phẩm

- Năng suất , chất lƣợng giống vật nuôi cây trồng theo cơ cấu giống - Sản lƣợng các loại cây trồng

- Cơ cấu giống

- Sản lƣợng đàn gia súc, gia cầm,thủy sản các loại .- Cơ cấu giống vật nuôi

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về mặt kinh tế xã hội

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời - Tỷ lệ hộ nghèo

- Tỷ lệ lao động có việc làm…

2.3.4. Chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 2011 - 2014

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ và khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên * Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nƣớc và quốc tế.

Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phƣờng, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

* Đặc điểm địa hình

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, đƣợc chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lƣu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lƣơng thực và chăn nuôi.

* Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lƣợng mƣa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tƣơng đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ đƣợc chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thƣờng có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thƣờng sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dƣới 25o

có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng đƣợc khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm nghiệp; đất chƣa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.

Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tƣ và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đƣa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.

* Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nƣớc thì đƣợc xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu nhƣ bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).

* Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhƣng lại có một số loại có giá trị kinh tế nhƣ đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nƣớc khoáng. Cao lanh có tổng trữ lƣợng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lƣợng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nƣớc khoáng có tổng trữ lƣợng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lƣợng chƣa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác nhƣ: quactít trữ lƣợng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lƣợng khoảng 1 triệu tấn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tantalcum trữ lƣợng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.

Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp nhƣ xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ƣu thế cạnh tranh.

3.1.1.3.Tiềm năng kinh tế

* Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lƣợng lao động tại chỗ; đã xây dựng đƣợc một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tƣ với tốc độ nhanh.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nƣớc của dân tộc; đầm Ao Châu, vƣờn quốc gia Xuân Sơn, vùng nƣớc khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch núi Trang… là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.

* Tiềm năng du lịch

Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc từ thời Hùng Vƣơng với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch.

Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng nhƣ: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nƣớc khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thƣợng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun…Các di tích kháng chiến: chiến khu Hiền Lƣơng (Hạ Hoà). Vạn Thắng (Cẩm Khê), tƣợng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lƣu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phú Thọ còn là miền đất lƣu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nƣớc, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cƣời giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trƣng văn hoá Lạc Hồng.

3.1.2. Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

Sản xuất nông nghiệp là cơ sở trong xây dựng và phát triển nông thôn thời kỳ mới. Trong những năm qua công tác chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới theo các chƣơng trình cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch và phát huy tối đa lợi thế, thế mạnh nông nghiệp của từng địa phƣơng trong tỉnh. Giai đoạn 2006 - 2011 đã chỉ đạo thực hiện 06 chƣơng trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm, gồm: Sản xuất lƣơng thực; phát triển cây chè; cây ăn quả; phát triển chăn nuôi lợn thịt, bò thịt chất lƣợng cao; phát triển thủy sản; trồng rừng sản xuất. Giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạo thực hiện 08 chƣơng trình sản xuất nông nghiệp, bao gồm 04 chƣơng trình trọng điểm (Sản xuất lƣơng thực; phát triển cây chè; phát triển thủy sản; phát triển rừng sản xuất) và 04 chƣơng trình khuyến khích phát triển (Phát triển chăn nuôi đàn lợn thịt, bò thịt chất lƣợng cao; phát triển cây ăn quả; phát triển nông nghiệp cận đô thị; đƣa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp).

Tập trung chỉ đạo đầu tƣ thâm canh tăng năng suất, giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 56,1% xuống còn 48,6%, chăn nuôi tăng từ 29,3% lên 33,9%; thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác năm 2013 ƣớc đạt 74 triệu đồng (tăng 30,7 triệu đồng so với năm 2008). Kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm duy trì ổn định trên 120 ngàn ha; trong đó, đặc biệt chú trọng sản xuất lƣơng thực, diện tích lúa hàng năm đạt trên 68 ngàn ha; sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt trong 5 năm qua đã có sự tăng trƣởng khá, đạt từ 42,5 vạn tấn trở lên (năm 2011 đạt 47,06 vạn tấn), bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt trên 330 kg/ngƣời/năm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Giữ ổn định diện tích chè trên 15,6 ngàn ha, hàng năm hỗ trợ trồng thay thế giống chè cũ bằng các giống có năng suất, chất lƣợng cao đạt trên 500 ha; sản lƣợng chè búp tƣơi năm 2013 ƣớc đạt 129 ngàn tấn, tăng 26,66 ngàn tấn so với năm 2008.

- Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu 71,7 ngàn con, đàn bò 89,01 ngàn con, đàn lợn 749,5 ngàn con, đàn gia cầm 11,13 triệu con; tổng sản lƣợng thịt hơi các loại năm 2013 ƣớc đạt 127 ngàn tấn tăng 51,59 ngàn tấn so với năm 2008.

Tỷ . Bƣớc đầu hình thành các cơ sở

chăn nuôi hàng hóa tập trung, an toàn dịch bệnh, nhƣ: Chăn nuôi gà an toàn sinh học, gà nhiều cựa; chăn nuôi lợn quy mô lớn; tập trung hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt chất lƣợng cao.

- Lâm nghiệp: Diện tích trồng mới rừng tập trung giai đoạn 2009 - 2013 đạt 34,12 ngàn ha, trong đó trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 1,05 ngàn ha; khoán bảo vệ rừng hàng năm 33,4 ngàn ha; độ che phủ rừng tăng từ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tỉnh phú thọ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)