Khảo sát hàm lượng xúc tác

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính xúc tác quang agins2 trong phản ứng oxy hóa khử lưu huỳnh trong dầu diesel (Trang 36 - 38)

- Bơm hút chân không

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG XÚC TÁC

3.2.4 Khảo sát hàm lượng xúc tác

Như ở trên ta thấy, ở nhiệt độ 70oC với hàm lượng xúc tác là 1,0g/l thì phản ứng oxy hóa khử lưu huỳnh trong dầu diesel đạt hiệu suất cao nhất với H = 67,07%. Nên khi khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến phản ứng oxy hóa khử thì giữ nguyên nhiệt độ phản ứng là 70oC và thay đổi hàm lượng xúc tác lần lượt là 0,8g/l, 1,0g/l và 1,2g/l. Sản phẩm sau phản ứng được hấp phụ một lần và được đo hàm lượng lưu huỳnh tổng. Kết quả cho ở bảng 3.3 sau

Bảng 3.3 Hàm lượng lưu huỳnh tổng sau phản ứng oxy hóa khử quang với hàm lượng xúc tác khác nhau (kết quả cho ở phần phụ lục)

STT Tên mẫu Hàm lượng xúc tác (g/l) Hàm lượng lưu huỳnh tổng (mg/l)

1 Mẫu 1 164

2 Mẫu 4 1,2 58

3 Mẫu 5 1,0 54

4 Mẫu 6 0,8 60

Mẫu 1: dầu diesel thương phẩm sau khi hấp phụ lần 1

Mẫu diesel thương phẩm sau khi xử lý với hàm lượng xúc tác khác nhau được thể hiện ở hình 3.6

a b c

Hình 3.6Mẫu DO xử lý với hàm lượng xúc tác khác nhau

(a) Mẫu xử lý với lượng xúc tác 1,2g/l; (b) Mẫu xử lý với hàm lượng xúc tác là 1g/l; (c) Mẫu xử với hàm lượng xúc tác là 1g/l

Với kết quả xác định hàm lượng lưu huỳnh tổng ta tính được hiệu suất xử lý lưu huỳnh trong nhiên liệu DO được trình bày ở bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4 Hiệu suất tách lưu huỳnh bằng xúc tác AgInS2 với hàm lượng xúc tác khác nhau (kết quả cho ở phần phụ lục)

STT Tên mẫu Hàm lượng xúc tác (g/l)

Hàm lượng lưu huỳnh còn lại (mg/l)

Hiệu suất (%)

1 Mẫu 4 1,2 58 64,63

2 Mẫu 5 1,0 54 67,07

3 Mẫu 6 0,8 60 63,41

Dựa vào các số liêu trên thì ở nhiệt độ 70oC thì hiệu suất khử lưu huỳnh đều đạt trên 60%. Nhưng với hàm lượng xúc tác là 1g/l thì hiệu suất đạt cao nhất là 67,07%. Có thể giải thích sự ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất khử lưu huỳnh trong dầu diesel như sau. Với mẫu 6, hàm lượng xúc tác tương ứng là 0,8g/l, có thể giải thích do lượng xúc ít (thiếu pha hoạt tính) nên độ chuyển hóa chưa cao. Với mẫu 4, hàm lượng xúc tác ứng với 1,2g/l có do hàm lượng xúc tác lớn, tồn tại dưới dạng huyền phù với mật độ xúc tác cao trong dung dịch nên có khả năng đã ngăn cản ánh sáng đi sâu vào trong dung dịch phản ứng. Do vậy, một số tâm xúc tác không nhận được đủ năng lượng photon thích hợp cho phản ứng. Vì vậy, mặc dù số tâm xúc tác trong mẫu 4 nhiều hơn trong mẫu 5 nhưng số tâm xúc tác hiệu quả lại ít hơn dẫn đến độ chuyển hóa thấp hơn [2]

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính xúc tác quang agins2 trong phản ứng oxy hóa khử lưu huỳnh trong dầu diesel (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w