PHƯƠNG PHÁP HUỲNH QUANG TI AX XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LƯU HUỲNH TỔNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính xúc tác quang agins2 trong phản ứng oxy hóa khử lưu huỳnh trong dầu diesel (Trang 25 - 27)

LƯU HUỲNH TỔNG

Tia X còn gọi là tia Rơnghen do W.K.Roentgen phát minh năm 1895. Tia X thực chất cũng là một bức xạ điện từ nhưng có bước sóng ngắn, nằm trong khoảng 0,01Ǻ đến 10Ǻ. Các tia X có bước sóng ngắn hơn 1Ǻ gọi là tia X cứng và dài hơn 1Ǻ gọi là tia X mềm. Năng lượng tia của tia X tính theo bước sóng như sau:

Trong đó: E đo bằng eV, đo bằng Ǻ

Năng lượng của tia X đặc trưng bằng hiệu năng lượng liên kết của hai vành electron trong nguyên tử, do đó nó đặc trưng cho từng nguyên tố. Người ta ví năng lượng của tia X đặc trưng là “dấu vân tay” của nguyên tố hóa học nên có thể căn cứ vào đó xây dựng một phương pháp phân tích nguyên tố gọi là phương pháp phân tích huỳnh quang tia X. Ngày nay, phương pháp này trở thành một công cụ phân

tích mạnh đối với tất cả các nguyên tố từ nhôm (Al) tới urani (U), đáp ứng yêu cầu của nhiều lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng.

Khi chiếu tia X vào vật thể, một phần tia X bị hấp thụ bởi vật thể, phần còn lại thì xuyên qua. Mức độ hấp thụ và xuyên qua phụ thuộc và thành phần hóa học tạo nên vật thể cũng như chiều dày của chúng. Cơ chế hoạt động đơn giản của máy huỳnh quang quang tia X được thể hiện ở hình 2.6 sau:

Hình 2.6 Nguyên lý hoạt động của máy huỳnh quang tia X

Nói chung, đặc điểm của tia X khó bị hấp phụ bởi những nguyên tố nhẹ (những nguyên tố có số nguyên tử thấp) nhưng lại rất dễ bị hấp thụ bởi những nguyên tố nặng (ví dụ như sắt, thủy ngân, chì,…).

Hàm lượng lưu huỳnh tổng có thể được xác định bằng nhiều phương pháp, trong đó ASTM D4294 được xem là một phương pháp khá thông dụng, và phương pháp này dựa trên nguyên lý hấp thụ của phổ huỳnh quang tia X.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính xúc tác quang agins2 trong phản ứng oxy hóa khử lưu huỳnh trong dầu diesel (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w