Ảnh hưởng của quá trình hấp phụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính xúc tác quang agins2 trong phản ứng oxy hóa khử lưu huỳnh trong dầu diesel (Trang 38 - 40)

- Bơm hút chân không

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG XÚC TÁC

3.2.5 Ảnh hưởng của quá trình hấp phụ

Qua các khảo sát trên ta thấy, ở nhiệt độ 70oC với hàm lượng xúc tác là 1g/l thì phản ứng oxy hóa khử loại lưu huỳnh trong dầu diesel đạt hiệu suất cao nhất là 67,07%. Hàm lượng lưu huỳnh còn lại trong dầu diesel là sau phản ứng là 54ppm, với hàm lượng lưu huỳnh này thì vẫn chưa đạt đươc tiêu chuẩn EURO 4 (<50ppm). Tiếp tục tiến hành hấp phụ mẫu diesel làn 2 qua cột hấp phụ chứa silicagen và như ở trên để loại sâu các hợp chất lưu huỳnh trong dầu diesel sau phản ứng oxy hóa quang. Kết quả thu được cho ở bảng 3.5

Bảng 3.5 Hàm lượng lưu huỳnh tổng sau khi hấp phụ (kết quả cho ở phần phụ lục) STT Tên mẫu Số lần hấp phụ Hàm lượng lưu huỳnh

(mg/l)

1 Mẫu 5 1 54

2 Mẫu 8 2 29

Theo bảng 3.6, từ đó tính được hiệu suất của quá trình khử lưu huỳnh trong nhiên liệu diesel khi hấp phụ 1 lần và 2 lần.kết quả được cho ở bảng 3.7.

Bảng 3.6 Hiệu suất của quá trình tách lưu huỳnh khi hấp phụ (kết quả cho ở phần phụ lục)

STT Tên mẫu Số lần hấp phụ Hàm lượng lưu huỳnh (mg/l) Hiệu suất (%)

1 Mẫu 5 1 54 67,07

2 Mẫu 8 2 29 82.31

Dựa vào các số liệu ở trên ta thấy, hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu diesel sau phản ứng quang hóa và được hấp phụ qua chất hấp phụ silicagen và đất bentonit thì đạt hiệu suất khử lưu huỳnh là 82,31% đạt được mục tiêu đề ra của đồ án và hàm lượng lưu huỳnh tổng còn lại là 29ppm đã vượt xa tiêu chuẩn EURO 4 (<50ppm).

So sánh với mẫu nhiên liệu diesel được xử lý bằng xúc tác CuInS2 ở cùng điều kiện phản ứng và số lần hấp phụ được như nhau cho ở bảng sau:

Bảng 3.7 So sánh hiệu suất tách lưu huỳnh trong DO của 2 mẫu xúc tác CuInS2 và AgInS2 (kết quả cho ở phần phụ lục)

STT Tên mẫu Xúc tác sử dụng Hàm lượng lưu huỳnh ban đầu

(mg/l) Hàm lượng lưu huỳnh còn lại (mg/l) Hiệu suất (%) 1 Mẫu 1 CuInS2 149 36 75,84 2 Mẫu 8 AgInS2 164 29 82,31

Nhìn vào bảng 3.7 ta thấy, hiệu suất của phản ứng oxy hóa khử lưu huỳnh trong dầu diesel khi sử dụng xúc tác AgInS2 cao hơn hẳn khi sử dụng xúc tác CuInS2.

Như vậy, với vật liệu nano đa thành phần kim loại AgInS2 đã có hiệu quả khử lưu huỳnh trong dầu diesel rất cao là 82,31% trong điều phản ứng “mềm” với

nhiệt độ phản ứng là 70oC và trong thời gian là 12h, phản ứng có thể sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng mặt trời. Một nguồn năng lượng “sạch” và dồi dào.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt tính xúc tác quang agins2 trong phản ứng oxy hóa khử lưu huỳnh trong dầu diesel (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w