Cần sửa đổi, bổ sung về hồ sơ cấp giấy phép lao động, điều kiện cấp giấy phép lao động cần tập trung bỏ quy định sau: Bỏ quy định hồ sơ phải có

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật việt nam về cấp giấy phép lao động nước ngoài (Trang 82 - 84)

văn bản xác nhận không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật Việt Nam; Bỏ quy định phải có giấy chứng nhận sức khỏe đƣợc cấp ở nƣớc ngoài hoặc Việt

Nam; Bỏ quy định xác nhận kinh nghiệm, trình độ cho lao động nƣớc ngoài trong một số trƣờng hợp, ví dụ nhƣ giáo viên dạy tiếng anh...

- Cần đơn giản hóa thủ tục: Đối với lao động nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động cần giảm thủ tục hành chính, giảm thủ tục cấp giấy phép lao động cho các trƣờng hợp: đối với ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp khác cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động; đối với ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm công việc khác vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động; đối với ngƣời nƣớc ngoài đã đƣơc cấp giấy phép lao động nhƣng hết hiệu lực hoặc vô hiệu có nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp khác cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động.

- Bổ sung điều luật quy định thống nhất và chi tiết trong một văn bản quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho từng nhóm đối tƣợng hoặc đối tƣợng cụ thể.

Sẽ tránh việc phải tìm hiểu thêm các quy định pháp luật chuyên ngành, gây mất thời gian và tốn kém. Mỗi nơi lại có những yêu cầu, đòi hỏi riêng, làm mất thời gian, công sức của ngƣời lao động khi đi xin cấp phép mà hiệu quả chƣa thực sự tốt. Ví dụ một luật sƣ nƣớc ngoài không phải là đối tƣợng để cấp giấy phép lao động chung. Tuy nhiên, để hành nghề luật ở Việt Nam, một luật sƣ nƣớc ngoài phải đƣợc Cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tƣ pháp) cấp một Giấy phép hành nghề riêng biệt. Giấy phép này đƣợc coi là một loại giấy phép lao động đặc biệt (quy định chi tiết tại điều 82 Luật luật sƣ năm 2012).

Những ngƣời hành nghề báo sẽ đƣợc Bộ Ngoại giao cấp một giấy phép hoạt động thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Việt Nam theo quy định của pháp luật (điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP).

- Bổ sung quy định miễn giấy phép lao động với tƣợng lao động di chuyển tự do trong khối cộng đồng chug Asean hoặc giảm tối đa thủ tục trong

hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động với những đối tƣợng này. Vì cộng đồng kinh tế chung Asean đã chính thức thành lập ngày 31/12/2015 tạo thuận lợi cho lao động có tay nghề cao di chuyển thuận lợi tự do trong khối.

- Ban hành đạo luật riêng quy định về lao động nƣớc ngoài trong đó có chế định riêng quy định chi tiết về cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài hoặc tiến tới nghiên cứu xây dựng một đạo luật riêng quy định về cấp giấy phép lao động để phù hợp với thực tế.

Ngoài ra cần nghiên cứu bổ sung quy định, quy trình cấp phép cho lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, đảm bảo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và công tác quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Quy định chặt chẽ hơn quy trình cấp phép lao động, giảm bớt hiện tƣợng LĐNN lách luật, làm việc tại Việt nam không đúng nội dung đã đƣợc cấp phép (sai về nơi làm việc, sai về nghề nghiệp, sai về trình độ,….).

3.2.2. Kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về cấp giấy phép lao động nước ngoài tại Việt Nam giấy phép lao động nước ngoài tại Việt Nam

- Tăng cường việc thực thi pháp luật, nâng cao năng lực và hiểu biết pháp luật của người lao động và sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật việt nam về cấp giấy phép lao động nước ngoài (Trang 82 - 84)