Cấp lại giấy phép laođộng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật việt nam về cấp giấy phép lao động nước ngoài (Trang 51 - 55)

- Theo Thông tƣ mới ban hành (thông tƣ 40/2016/TTBLĐTBXH) :Hồ sơ cấp giấy phép lao động đã nêu cụ thể các loại giấy tờ để chứng minh các vị trí:

2.1.8.Cấp lại giấy phép laođộng

Các trƣờng hợp cấp lại giấy phép lao động theo Nghị định 11/2016-NĐ- CP quy định đầy đủ, rõ ràng hơn: Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trƣờng hợp cấp giấy phép đặc biệt (Khoản 1 Điều 13). Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định là giấy phép hết hạn là không chặt chẽ trong việc quản lý vì từ khi giấy phép hết hạn đến khi đƣợc cấp lại giấy phép là thời gian ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam và điều này có thể nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo nghị định 11/2016/NĐ-CP đƣợc giảm thiểu và phù hợp với những sửa đổi khác trong nghị định. Đối với yêu cầu về giấy phép lao động đã đƣợc cấp: bổ sung xác nhận của cơ quan công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật đối với giấy phép lao động bị mất và các giấy tờ chứng minh đối với trƣờng hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động và đã đƣợc cấp giấy phép lao động theo nghị định số 102/2013/NĐ-CP (quy định tại Khoản 3 Điều 14 nghị định 11/2016/NĐ-CP). Nghị định 102/2013/NĐ-CP không quy định các trƣờng hợp đã có giấy phép lao động còn hiệu lực hay hết hiệu lực đƣợc tiếp tục sử dụng giấy phép lao động đó để cấp giấy phép lao động nhƣng thay đổi vị trí công việc.

Cấp lại giấy phép lao động trong trƣờng hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định mới giao cho cơ quan thẩm quyền xác nhận: Phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 3 điều 14 nghị định 11/2016/NĐ-CP), còn theo quy định cũ: Ngƣời lao động nƣớc ngoài phải có văn bản giải trình và đƣợc ngƣời sử dụng lao động xác nhận (khoản 3 điều 8 thông tƣ 03/2014TT-BLĐTBXH). Nhƣ vậy quy định mới chặt chẽ hơn và rõ

ràng tránh việc lạm dụng hoặc gây khó dễ của ngƣời sử dụng lao động, nhƣng hiện nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn thủ tục này.

Theo quy định mới: Tăng thời hạn đƣợc đề nghị cấp lại giấy phép lao động lên từ không quá 15 ngày (khoản 2 điều 15 Nghị định số 102/2013/NĐ- CP) lên không quá 45 ngày (Khoản 2 Điều 15 Nghị định 11/2016/NĐ-CP) nhằm tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động nƣớc ngoài chủ động kế hoạch và thời gian nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động trƣớc khi giấy phép lao động hết hạn, tránh những vi phạm nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ. Thời hạn của giấy phép lao động đƣợc cấp lại không thay đổi so với quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP: Xác định theo từng trƣờng hợp và không quá 02 năm (Điều 16 nghị định 11/2016/NĐ-CP)

Ngoài ra còn một số quy định khác về:

* Thu hồi giấy phép lao động (điều 17 nghị định 11/2016/NĐ-CP)

- Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 và 8 Điều 174 của Bộ luật Lao động.

- Giấy phép lao động bị thu hồi do ngƣời sử dụng lao động hoặc ngƣời lao động nƣớc ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.

Trình tự thu hồi giấy phép lao động

+ Đối với trƣờng hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì ngƣời sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của ngƣời lao động nƣớc ngoài để nộp lại Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó;

+ Đối với trƣờng hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì Giám đốc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi và thông báo cho ngƣời sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của ngƣời lao động nƣớc ngoài và nộp lại Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội;

+ Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi ngƣời sử dụng lao động.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định chi tiết thủ tục thu hồi giấy phép lao động.

Nghị định số 11/2016/NĐ-CP bổ sung trƣờng hợp thu hồi hồi giấy phép lao động do ngƣời sử dụng lao động hoặc ngƣời lao động nƣớc ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định (Tại Khoản 2 Điều 17). Bổ sung trình tự thu hồi giấy phép lao động, tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động và bổ sung trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động thƣơng binh xã hội. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi ngƣời sử dụng lao động. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định chi tiết thủ tục thu hồi giấy phép lao động (Khoản 3 Điều 17).

* Trục xuất ngƣời lao động nƣớc ngoài (Điều 18 Nghị định 11/2016/NĐ-CP):

Ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này (sau đây viết tắt là ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động) bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất đối với trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.

Trƣờng hợp tổ chức và cá nhân phát hiện ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì thông báo với Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, nơi ngƣời đó làm việc.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất ngƣời lao động nƣớc ngoài đó.

Quy định mới không có thay đổi trong quy định về trục xuất ngƣời lao động nƣớc ngoài so với quy định cũ.

* Về trách nhiệm thi hành của các cơ quan nhà nƣớc: Theo nghị định

11/2016/NĐ-CP, điểm b Khoản 1 Điều 20 bổ sung thêm trách nhiệm của Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội nhằm tăng hiệu quả quản lý lao động nƣớc ngoài và đảm bảo sự tƣơng đồng về thẩm quyền hành chính cũng nhƣ tƣ cách ngoại giao. Trách nhiệm mới khắc phục đƣợc các bất cập không đáng có trƣớc đây và đáp ứng kịp thời các yêu cầu thực tiễn (Ví dụ: giải quyết yêu cầu đối với các trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc cho các Bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng hay trong trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc ở nhiều tỉnh, thành phố). Khoản 2 Điều 20 bổ sung trách nhiệm của Bộ Công an về việc chia sẻ, cung cấp thông tin cần thiết để cùng phối hợp quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài. Bổ sung trách nhiệm liên quan của Bộ Tài chính (Khoản 3). Bổ sung trách nhiệm của Bộ Công Thƣơng hƣớng dẫn căn cứ, thủ tục để xác định ngƣời lao động nƣớc ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thƣơng mại thế giới (Khoản 4).

Cuối cùng, các bên liên quan cần lƣu ý các quy định hƣớng dẫn chuyển tiếp đối với các trƣờng hợp đang sử dụng giấy phép còn hiệu lực và đang làm thủ tục trƣớc ngày Nghị định 11/2016/NĐ-CP có hiệu lực (Khoản 3 Điều 19). Ngoài ra cần lƣu ý, một trong những điểm mới đáng lƣu ý của Thông tƣ 40/2016/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP:

- Sửa đổi thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nƣớc ngoài của doanh nghiệp (trừ nhà thầu). Theo đó, nếu nhƣ trƣớc đây thẩm quyền này là của Sở Lao động TB&XH thì nay thuộc về BLĐTBXH. (khoản 1 điều 3).

Đối với nhà thầu, thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nƣớc ngoài vẫn là UBND cấp tỉnh, không có thay đổi.

- Thẩm quyền cấp giấy phép lao động đối với ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức sau đây cũng sẽ thay đổi từ Sở chuyển lên Bộ Lao động TB&XH: Tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài, Tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng của dự án nƣớc ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Hội, hiệp hội doanh nghiệp. (điều 3)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật việt nam về cấp giấy phép lao động nước ngoài (Trang 51 - 55)