Tổng
28
Tuy mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng do ý thức về bảo vệ môi trường tại các cơ sở chưa cao, chưa chú trọng đến công tác xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng; mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở có phát sinh nguồn nước thải lớn và tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường như sau:
Bảng 1.10. Một số cơ sở có nguồn phát sinh nước thải lớn
TT
1 Công ty TNHH MTV
cấp nước Thanh Hóa Công ty TNHH Đầu 2 tư Quảng Thanh Hóa 3 Công ty CP Dược vật tư Y tế Công ty 4 dầu dầu Hóa
Công ty CP Bê tông
5 và Xây dựng Thanh
Hóa
6 Công ty TNHH Lọc
Hoá Dầu Nghi Sơn
7 Công ty
Nghi Sơn 8
Công ty
điện Nghi Sơn 1
Thương mại Phú Sơn
11 Công ty CP dụng cụ
thể thao Dellta
29
TT
13 Công ty TNHH MTV
Cao su Thanh Hóa
14 Công ty TNHH MTV
cấp nước Thanh Hóa
15 Công ty TNHH MTV
cấp nước Thanh Hóa
16 Công ty TNHH MTV
Lam Sơn Thanh Hóa
17 Công ty TNHH MTV
cấp nước Thanh Hóa
18 Xưởng Chế biến mủ
cao su
19 Công ty TNHH MTV
thuốc lá Thanh Hóa
20 Công ty TNHH Long Sơn 21 Công ty TNHH Bow Intemational 22 Công ty TNHH Quang Vinh
23 Nhà máy ô tô Veam
Thanh Hóa
24 Công ty TNHH MTV
Thủy điện Trung Sơn
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nguồn nước thải và công tác quản lý nguồn nước thải công nghiệp của 03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Người dân sinh sống gần 03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại 03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gồm: Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, Khu công nghiệp Lễ Môn và Khu công nghiệp Bỉm Sơn.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2020 đến tháng 08/2020.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. - Tổng quan về 03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Thực trạng công tác quản lý kiểm soát nguồn nước thải tại 03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại 03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá ý kiến về môi trường của người dân sinh sống gần 03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp đối với công tác kiểm soát nguồn nước thải tại 03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
31
- Thu thập các số liệu tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề nước thải công nghiệp trên cả nước và của tỉnh Thanh Hóa.
- Thu thập các số liệu về công tác quản lý, kiểm soát nguồn nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài qua thực địa, sách báo, internet.
- Kế thừa các kết quả phân tích mẫu nước thải công nghiệp, các số liệu về đặc điểm của nguồn nước thải công nghiệp (đặc điểm tính chất nguồn nước thải, lưu lượng thải,…).
- Kế thừa kết quả phân tích hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hoá do Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Thanh Hóa thực hiện qua các năm.
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn ý kiến cộng đồng về môi trường, xác định hiện trạng, nhận thức cũng như phản hồi của người dân về hiện trạng môi trường xung quanh nơi họ đang sinh sống.
- Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình sinh sống gần 03 khu công nghiệp: Lễ Môn, Lam Sơn - Sao Vàng và Bỉm Sơn. Lựa chọn phỏng vấn 90 phiếu (30 phiếu phỏng vấn/01 khu công nghiệp nghiên cứu).
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra.
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường
2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu nước thải