Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước thải tại KCN Lam Sơn Sao Vàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 81)

- Phương pháp xác định:

a) Hệ thống sông

3.4.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước thải tại KCN Lam Sơn Sao Vàng

3.4.1.1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước khi xử lý của Nhà máy đường Lam Sơn

Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước khi xử lý của Nhà máy đường Lam Sơn được trình bày ở bảng 3.3.

60

Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước khi xử lý của Nhà máy đường Lam Sơn

STT Chỉ tiêu 1 pH 2 Độ màu 3 TSS 4 BOD5 5 COD 6 NH4+ 7 Tổng N 8 Tổng P 9 S2- (tính theo H2S) 10 Tổng dầu mỡ khoáng 11 Coliform

(Nguồn: Kết quả phân tích năm 2020) Ghi chú:

+ NT.LS-T1: Mẫu nước thải trước khi xử lý, lấy mẫu đợt 1, 15/3/2020; + NT.LS-T2: Mẫu nước thải trước khi xử lý, lấy mẫu đợt 2, 14/6/2020; + QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B: Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải

Đối với các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước thải chưa qua hệ thống xử lý của Nhà máy đường Lam Sơn trong bảng 3.3 thấy rằng:

61

- Các chỉ tiêu pH, độ màu, TSS đều đạt mức giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT ở mức B.

- Trong 2 đợt lấy mẫu nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý, mẫu nước

thải tại Nhà máy đường Lam Sơn có chỉ tiêu BOD5, COD, NH4+, tổng N, tổng P, tổng dầu mỡ khoáng (đợt 1) và coliform vượt quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT. Cụ thể:

+ Hàm lượng BOD5 vượt giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức B) 2,29 lần (đợt 1) và 2,34 lần (đợt 2).

+ Hàm lượng COD vượt giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức

B) 1,39 lần (đợt 1) và 1,44 lần (đợt 2).

+ Hàm lượng NH4+ vượt giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức

B) 1,96 lần (đợt 1) và 1,9 lần (đợt 2).

+ Tổng N vượt giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức B) 1,71 lần (đợt 1) và 1,74 lần (đợt 2).

+ Tổng P vượt giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức B) 1,52 lần (đợt 1) và 1,46 lần (đợt 2).

+ Tổng dầu mỡ khoáng vượt giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức B) 1,41 lần (đợt 1).

+ Hàm lượng Coliform vượt giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức B) 1,8 lần (đợt 1) và 2,4 lần (đợt 2).

3.4.1.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tại hệ thống XLNT tập trung của Nhà máy đường Lam Sơn

Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tại hệ thống XLNTTT của Nhà máy đường Lam Sơn được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tại hệ thống XLNTTT của Nhà máy đường Lam Sơn

STT Chỉ tiêu 1 pH 2 Độ màu 3 TSS 4 BOD5 5 COD 6 NH4+ 7 Tổng N 8 Tổng P 9 S2- (tính theo H2S) 10 Tổng dầu mỡ khoáng 11 Coliform

(Nguồn: Kết quả phân tích năm 2020) Ghi chú:

+ NT.LS-S1: Mẫu nước thải trước khi xử lý, lấy mẫu đợt 1, 15/3/2020; + NT.LS-S2: Mẫu nước thải trước khi xử lý, lấy mẫu đợt 2, 14/6/2020;

+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B: Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).

Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tại Nhà máy đường Lam Sơn đợt 1 và 2 năm 2020 cho thấy, đa số các thông số ô nhiễm đều nằm

trong quy chuẩn cho phép, tuy nhiên, hàm lượng Amoni sau hệ thống XLNTTT Nhà máy đường Lam Sơn vẫn cao, gần bằng giá trị giới hạn.

3.4.1.3. Đánh giá hiện trạng kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Nhà máy đường Lam Sơn

Diễn biến nước thải tại Nhà máy đường Lam Sơn đợt 1 và đợt 2 năm 2020 được trình bày ở hình 3.5 và 3.6.

Hình 3.5. Hiện trạng nước thải tại Nhà máy đường Lam Sơn đợt 1/2020

Hình 3.6. Hiện trạng nước thải tại Nhà máy đường Lam Sơn đợt 2/2020

Qua hình 3.5 và 3.6 ta thấy tất cả các chỉ tiêu độ màu, TSS, BOD5, COD, TSS, NH4+, tổng N, tổng P, tổng dầu mỡ khoáng và coliform sau khi xử lý đều giảm và đạt mức giới hạn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT mức B.

- Hàm lượng BOD5, COD và Coliform trong nước thải giảm mạnh nhất sau khi qua hệ thống xử lý. Cụ thể:

64

+ Tổng P giảm 26,5 - 49,38 lần.

+ Tổng dầu mỡ khoáng giảm 26,67 - 42,3 lần.

Như vậy, hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống XLNTTT tại Nhà máy đường Lam Sơn tương đối tốt, đạt mức giới hạn cho phép khi thải ra môi trường theo đúng các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w