Xuất một số giải pháp đối với công tác kiểm soát nguồn nước thải tại 03 khu công nghi ệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 97 - 100)

- Phương pháp xác định:

a) Hệ thống sông

3.5. xuất một số giải pháp đối với công tác kiểm soát nguồn nước thải tại 03 khu công nghi ệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang trong hoạt động trong tình trạng vừa thu hút đầu tư vừa xây dựng hạ tầng kỹ thuật và giải phóng

mặt bằng. Đa số các dự án đi vào hoạt động đều tuân thủ các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường định kỳ; không có hiện tượng xẩy ra sự cố môi trường, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thường xuyên các quy định về bảo vệ môi trường tại các KCN cũng đang gặp không ít khó khăn, công tác kiểm soát và quản lý các nguồn nước thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp chưa có hệ thống XLNTTT còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, trong khuôn khổ kết quả của luận văn cao học chuyên ngành khoa học môi trường, tác giả đề xuất 1 số giải pháp, cụ thể như sau:

- Cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ làm cơ sở để thu hút nhà đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh; đối với các chủ đầu tư hạ tầng tại các KCN, UBND tỉnh hỗ trợ trong công tác GPMB, hỗ trợ kinh phí để ưu tiên xây dựng hạng mục Trạm xử lý nước thải tập trung;

- Kêu gọi đầu tư và có cơ chế ưu đãi đối với đầu tư xây dựng hệ thống xử

lý nước thải tập trung phục vụ Khu công nghiệp, phương án đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực và quy hoạch; tăng cường cây xanh cảnh quan theo hướng phát triển Khu công nghiệp xanh, công nghiệp sạch.

- Kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp với tỷ lệ lĩnh vực, ngành nghề phù hợp nhằm đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp.

- Phân bổ kinh phí cho hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của người dân, của các chủ đầu tư hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các Khu Kinh tế, KCN;

- Ban hành kế hoạch tổ chức thanh kiểm tra định kỳ hằng năm để tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo, đồng thời, đảm bảo công tác thanh kiểm tra của

77

các cơ quan chức năng không thực hiện quá 01 lần trong năm theo chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hóa (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm);

- Vận hành thường xuyên, liên tục, đúng quy trình kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện có theo đúng công suất, hiệu suất xử lý. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN;

- Định kỳ kiểm tra quy trình vận hành xử lý nước thải, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị. Thực hiện chương trình quan trắc giám sát môi trường định kỳ nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nguồn thải và nguồn tiếp nhận;

- Nước mưa chảy tràn trong những giai đoạn mưa nhiều cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Do vậy cần phải tiến hành quy hoạch hợp lý khu vực lưu giữ nguyên liệu đầu vào, khu lưu trữ nước thải nhằm hạn chế tác động đến nguồn tiếp nhận;

- Tuyên truyền cho các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn môi trường đã được nhà nước quy định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 97 - 100)