- Phương pháp xác định:
a) Hệ thống sông
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 K ết luận
Tỉnh Thanh Hóa có 01 Khu kinh tế, 08 Khu công nghiệp và 57 Cụm công nghiệp; trong đó, 05/08 KCN đã đi vào hoạt động, hiện chỉ có 03 KCN đã hoàn thiện và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung; trong khi, tỷ lệ các cơ sở sản xuất đã thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường chỉ chiếm có 25%.
Hệ thống XLNT tập trung của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn có công suất xử lý 4.000 m3/ngày.đêm. Trạm XLNTTT KCN Lễ Môn được xây dựng và lắp đặt hoàn thành vào tháng 9/2010 với công suất 1.300 m3/ng.đêm và Trạm XLNTTT KCN Bỉm Sơn có công suất 3.000 m3/ng.đ; sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả thải ra kênh điều hòa.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước khi xử lý tại 03 khu công nghiệp (KCN Lam Sơn - Sao Vàng; KCN Lễ Môn và KCN Bỉm Sơn) cho thấy nước thải trước khi qua hệ thống xử lý có nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức B) nhiều lần. Hàm lượng TSS vượt giới hạn cho phép từ 2,43 đến 2,93 lần; Hàm lượng BOD5 vượt từ 2,07 đến 2,34 lần; Hàm lượng COD vượt từ 1,39 đến 2,62 lần; Hàm lượng NH4+ vượt từ 1,74 đến 3,3 lần; Tổng N vượt từ 1,44 đến 1,89 lần; Tổng P vượt từ 1,25 đến 1,52 lần; Tổng dầu mỡ khoáng vượt 1,41 lần và Hàm lượng Coliform vượt từ 1,8 đến 2,4 lần.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tại Trạm XLNTTT của 03 khu công nghiệp cho thấy các thông số ô nhiễm sau xử lý đều nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT ở mức B. Hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống XLNTTT tại các Trạm XLNTTT khá tốt, đạt mức giới hạn cho phép khi thải ra môi trường theo đúng các quy định của pháp luật.
Đa số người dân sinh sống gần các khu công nghiệp đều đánh giá nước thải từ các khu công nghiệp thải ra môi trường không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh.
79
2. Kiến nghị
- Các nhà máy sản xuất phải xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường.
- UBND tỉnh Thanh Hóa và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát môi trường đối với các doanh nghiệp nằm trong Khu Kinh tế, KCN.
- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, quan trắc, giám sát môi trường cho cán bộ của khu công nghiệp.
- Cần quan tâm và vận hành liên tục trạm xử lý, thường xuyên bảo dưỡng thiết bị trong trạm xử lý tránh xảy ra sự cố hỏng hóc.
- Tiến hành nạo vét kênh, suối để giảm khả năng tích tụ các chất, tăng khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu tiếng Việt