Hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 55)

- Phương pháp xác định:

a) Hệ thống sông

3.1.8. Hoạt động nông nghiệp

Kinh tế Thanh Hóa với gần 70% là từ ngành nông nghiệp, chính vì vậy tầm quan trọng của doanh nghiệp trong chiến lược phát triển nông nghiệp là rất lớn. Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thời kỳ 2015 - 2020 là 3,0%. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chuyển dịch tích cực; nông nghiệp giảm từ 76,3% năm 2015 xuống còn 69% năm 2019; lâm nghiệp tăng từ 5,7% lên 8%; thủy sản tăng từ 17,9% lên 23%... Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 1,64 triệu tấn/năm. (Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, 2020).

Đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển đổi được trên 45 nghìn ha đất trồng lúa, mía, lạc, sắn năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng hiệu quả cao hơn. Diện tích thâm canh các cây trồng có lợi thế của tỉnh, các vùng cây nguyên liệu được duy trì, phát triển, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm lợi thế như mía, sắn; nông sản hữu cơ; liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây thức ăn chăn nuôi và các loại rau màu thực phẩm hình thành và phát triển. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được nhân rộng... Đến nay, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 30%.

Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Tổng đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thịt hơi, trứng, sữa tươi đều tăng so với năm 2015.

42

Hàng năm Thanh Hóa trồng trên 2 triệu cây phân tán, 10 nghìn ha rừng tập trung. Đến năm 2020, diện tích rừng gỗ lớn đạt 56 nghìn ha; luồng thâm canh 30 nghìn ha; dược liệu dưới tán rừng tự nhiên 94 nghìn ha...

Tổng sản lượng thủy sản năm 2020 ước đạt trên 180 nghìn tấn, tăng gần 37 nghìn tấn so với năm 2015. Khai thác thủy sản chuyển dịch tích cực từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ. Nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định; đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc.... Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá được quan tâm đầu tư nâng cấp...

Đến nay toàn tỉnh có 6 đơn vị cấp huyện, 367 xã, 950 thôn, bản đạt chuẩn NTM, tăng 6 đơn vị cấp huyện, 254 xã so với năm 2015. Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt trên 64%; bình quân toàn tỉnh đạt 16,7 tiêu chí/xã; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt. Toàn tỉnh hiện có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 8 đơn vị cấp huyện, trên 68% số xã sau sáp nhập, 45% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM...

Thanh Hóa hiện có 30 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (6 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 24 sản phẩm đạt hạng 3 sao) và sẽ có 40 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 - 4 sao và có 1 sản phẩm đề xuất đạt 5 sao vào cuối năm 2020 (Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, 2020).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w