THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘ
4.3.1. Kết quả đạt được
Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2012 - 2014, thực tiễn quan sát và số liệu cho thấy chi nhánh ngân hàng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động cho vay ngắn hạn.
Thứ nhất; quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn luôn đóng vai trò quan trọng trong quy mô hoạt động cho vay đối với ngân hàng, thể hiện qua dư nợ cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ từ cho vay ngắn hạn các năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay trung
dài hạn, dao động trong khoảng 60% - 75% tỷ trọng quy mô hoạt động cho vay của chi nhánh.
Thứ hai; chi nhánh ngân hàng có sự đa dạng hóa ngành nghề và đối tượng cho vay ngắn hạn; trong đó tập trung chủ yếu vào ngành thương mại dịch vụ, sản xuất - chế biến và các đối tượng khách hàng truyền thống là doanh nghiệp và hộ SXKD cá thể.
Thứ ba; các chỉ số đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn như nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đều nằm trong ngưỡng an toàn theo quy định. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ của cho vay ngắn hạn nói chung, các ngành nghề và các đối tượng khách hàng nói riêng lần lượt đều dưới 5% và 3%.
Thứ tư; chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Tây Hà Nội nghiêm ngặt thực hiện phân loại nhóm nợ, đánh giá giá trị TSĐB của khách hàng, từ đó trích lập đầy đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể các khoản cho vay ngắn hạn theo quy định của NHNN.
Thứ năm; hoạt động cho vay ngắn hạn đem lại nguồn thu nhập từ lãi lớn nhất cho ngân hàng trong hoạt động cho vay, thu lãi các năm từ các ngành nghề, đối tượng khách hàng khá ổn định. Trong đó phải kể đến thu lãi từ ngành thương mại dịch vụ và đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
4.3.2. Hạn chế
Bên cạnh rất nhiều kết quả đạt được, hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh của ngân hàng cũng bộc lộ một số hạn chế qua thực tiễn thực tập của bản thân và phân tích số liệu.
Thứ nhất; các chỉ số về quy mô cho vay cho thấy dư nợ, doanh số, số lượng khách cho vay ngắn hạn tập trung quá vào các đối tượng và ngành nghề truyền thống: khách hàng doanh nghiệp, Hộ SXKD cá thể, ngành thương mại dịch vụ. Ngân hàng chưa có sự chú trọng và phân bổ vốn nhiều hơn cho các đối tượng và ngành nghề khác.
Thứ hai; ngân hàng chưa chú trọng nhiều đến phát triển các ngành nghề, đối tượng khách hàng không phải truyền thống. Số liệu từ thu lãi cho thấy tỷ lệ thu lãi trên dư nợ của các ngành nghề này cũng tương đối cao, xấp xỉ với các ngành nghề, đối tượng khách hàng truyền thống; bên cạnh đó chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lại thấp hơn.
Thứ ba; tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tuy nằm dưới mức an toàn nhưng vẫn còn tương đối cao, có khi gần đạt đến 4,5% tỷ lệ nợ quá hạn và 2,5% tỷ lệ nợ xấu – tiêu biểu nhất là năm 2013. Khách hàng doanh nghiệp và ngành thương mại dịch vụ là hai ngành truyền thống của ngân hàng và cũng có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao nhất, hơn cả tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trung bình của khoản cho vay ngắn hạn. Ngân hàng cần có các điều chỉnh, chính sách cho vay và quản lý nhằm giảm thiểu nợ xấu và nợ quá hạn. Dư nợ ngắn hạn quá hạn của ngân hàng chủ yếu thuộc nhóm 3, trong khi đó giá trị thị trường của TSĐB của nợ nhóm 3 còn thấp dẫn đến việc phải trích lập dự phòng cụ thể lớn.