Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay.

Một phần của tài liệu Phân tích hình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tây hà nội” (Trang 82 - 84)

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘ

5.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm hạn chế hiệu quả cho vay cụ thể là cho vay ngắn hạn, là chất lượng thẩm định. Thẩm định tín dụng là khâu thẩm tra, kiểm tra khách hàng và thẩm tra các dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới là cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy hiệu quả cho vay phụ thuộc rất lớn đến chất lượng thẩm định. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định là:

Một là: Nâng cao chất lượng thu thập thông tin. Thông tin là đầu vào của việc thẩm định. Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không đúng, Ngân hàng không thực sự hiểu biết khách hàng thì dẫn đến việc cho vay không hiệu quả. Để nâng cao chất lượng thông tin, cần có nhiều giải pháp, có thể kể đến là:

Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp người vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu chặt chẽ về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách

hàng sản xuất trên thị trường, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của người vay. Một số thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử và xu hướng phát triển, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, quan hệ đối tác giúp cán bộ tín dụng hiểu rõ về khả năng, triển vọng của doanh nghiệp. Một yêu cầu quan trọng khác trong việc thu thập thông tin là phải phân biệt được các thông tin trọng yếu và không trọng yếu, đánh giá được mức độ tin cậy của thông tin từ đó mới có hướng thu thập những thông tin thực sự cần thiết cho việc thẩm định cho vay.

Thu thập thông tin từ bên ngoài qua nhiều nguồn chính thức hoặc không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin của các cơ quan chức năng như kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, hải quan, công an, toà án... Nguồn thông tin cũng có thể là không chính thức từ dư luận xã hội, phương tiện thông tin đại chúng.

Thu thập thông tin của Ngân hàng còn phải hướng tới xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các dự báo, xây dựng các chỉ tiêu quan trọng trong toàn ngành và trong toàn nền kinh tế để làm căn cứ so sánh, đánh giá khi phân tích, chấm điểm tín dụng.

Trong việc thu thập thông tin phải tính đến không chỉ yếu tố chính xác tin cậy, mà còn phải tính đến chi phí để có các thông tin đó. Có như vậy, hoạt động cho vay mới mang lại được thu nhập cao cho Ngân hàng.

Hai là: Nâng cao chất lượng xử lý thông tin. Từ những thông tin thu thập được, cần phải xử lý theo nhiều cách thức để đưa ra kết luận hợp lý, đúng đắn. Thông tin thu thập được có rất nhiều, song cần phải sàng lọc được những thông tin quan trọng và tin cậy.

Các thông tin thu thập được đều là số liệu trong quá khứ và mang tính thời điểm. Nhưng Ngân hàng không chỉ cần quan tâm đến kết quả hoạt động của khách hàng trong trạng thái tĩnh ở một thời điểm nào, mà cần phân tích khách hàng trong trạng thái động. Do đó, khi xử lý thông tin, không chỉ phân tích đơn thuần các chỉ tiêu thời điểm, còn cần phải phân tích tỷ lệ giữa các năm, giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, tìm hiểu được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, Ngân hàng cũng đánh giá được rủi ro của doanh nghiệp xem xét tính khả thi của dự án xin vay.

Khi thẩm định, Ngân hàng tập trung vào phân tích tài chính khách hàng và tài chính dự án xin vay. Ngân hàng cần đưa ra hệ thống tiêu chuẩn để thẩm định, như tiêu chuẩn 5C (Capability – năng lực hoạt động, Capital

– vốn, Character – uy tín, Condition - điều kiện và Collateral - thế chấp), hoặc tiêu chuẩn 5P (Purpose - mục đích, Payment – trả nợ, Protection – bảo vệ, Policy – chính sách và Pricing - định giá).

Một phần của tài liệu Phân tích hình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tây hà nội” (Trang 82 - 84)