Thị phần hoạt động

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK (Trang 89 - 102)

III. Nguồn lực và năng lực cốt lõi:

2. Thị phần hoạt động

Ngân hàng Tổng tài sản so với toàn Thị phần cho vay (%) Thị phần huy động vốn (%) Tỷ trọng lợi nhuận sau Tỷ trọng LNST so vốn

ngành (%) thuế (%) chủ sở hữu (%) Agribank 21,83 28.86 26.09 11,40 BIDV 13,43 15.77 14.21 10,60 14,70 VCB 12,10 11.05 13.66 13,58 18,39 VietinBank 10,55 11.83 10.58 9,66 14,63 ACB 5,74 3.41 5.59 11,48 28,46 Sacombank 3,73 3.33 3,88 5,11 12,31 Techcombank 3,22 2,50 3.43 6,34 21,03

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNNVN đến đầu năm 2010)

Trong hệ thống các NHTMVN có thể thấy NH Agribank chiếm thị phần hoạt động rất lớn, điều này thể hiện những ưu thế vượt bậc của NH Agribank so với các đối thủ về vốn, thị phần hoạt động và kèm theo đó là nhiều yếu tố khác như thương hiệu, uy tín, năng lực hoạt động,…

* Điều kiện vật chất:

Ngân hàng Agribank hiện đã có có mặt trên 60 tỉnh thành của nước ta với cơ sở hạ tầng ổn định và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động trong ngân hàng được đầu tư đồng bộ, hiện dại, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động của Ngân hàng.

* Công nghệ:

Kế thừa nền tảng hệ thống Core Banking IPCAS đã hoàn thành triển khai tới tất cả chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc từ năm 2008, tháng 5/2009, Agribank hoàn thành chuyển đổi hệ thống IPCAS sang phiên bản mới, bổ sung 2 module mới Thông tin quản lý (MIS), Quản trị nội bộ (GA). Đưa vào hoạt động đầy đủ các hạng mục hai Trung tâm dữ liệu tiên tiến, đồng thời tối ưu hóa hệ thống mạng WAN tại tất cả các trung tâm vùng, triển khai các dự án về an ninh thông tin để đảm bảo tính sẵn sàng của các hệ thống công nghệ, đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng, khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Trong những năm quan Agribank đã triển khai hàng lọat các dự án công nghệ có tầm quan trọng như: Dự án IPCAS giai đọan II; Dự án kết nối thẻ Visa, MasterCard, Banknetvn; Cung cấp dịch vụ SMS; Dự án tư vấn chiến lược phát triển công nghệ thông tin và sản phẩm dịch vụ tới năm 2015; Mua bản quyền Microsoft Office cho toàn hệ thống… Một số dự án quan trọng khác như hệ thống xác thực tập

trung PKI, hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning, dự án xây dựng trung tâm hỗ trợ chi nhánh và khách hàng Contact Center, phát hành thẻ chíp theo chuyển EMV cũng được triển khai, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để Agribank cun cấp nhiều sản phẩm ngân hànghiện đại như gửi tiền nhiều nơi, rút nhiều nơi, Telephone Banking, Internet Banking….

Trong khi đó, so với các đối thủ khác cũng đã đầu tư mạnh vào công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm mới mang tính công nghệ cao. Cụ thể như, ICB đã hoàn thành xong dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đọan II với hệ thống thanh toán INCAS; ACB đã bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ TCBS, có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian. ACB còn sử dụng dịch vụ tài chính của Reuteurs dùng để cung cấp thông tin trực tuyến mua bán ngoại tệ…..

Góp phần đưa hoạt động của toàn hệ thống phát triển ổn định, Agribank đã thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro và chủ động xây dựng các công cụ quản lý rủi ro, gồm: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp quản trị điều hành và cấp tín dụng đối với khách hàng đạt hiệu quả, là nền tảng để quản lý phát triển các công cụ quản trị rủi ro khác. Đồng thời, hoàn thành Bộ mã chuẩn ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank về thống kê dư nợ theo từng lĩnh vực đầu tư, cho vay. Bộ mã ngành này đã được Agribank triển khai trên hệ thống IPCAS và phát huy hiệu quả trong quản lý điều hành hoạt động tín dụng nói riêng và phát triển kinh doanh của toàn hệ thống nói chung, góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu từ 2,68% năm 2008 xuống còn 2,6% vào cuối năm 2009.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.

b. Nguồn lực vô hình:

* Nhân sự:

Trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng hiện nay, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về hệ thống mạng lưới các Ngân hàng thương mại, là sự cạnh tranh hết sức khốc liệt trên mọi phương diện hoạt động Ngân hàng, từ sản phẩm dịch vụ, thị phần, khách

hàng, công nghệ... Trong đó sự cạnh tranh về nguồn nhân lực đã và đang diễn ra một cách âm thầm, nhưng không kém phần quyết liệt. Các Ngân hàng mới ra đời đang tìm mọi cách lôi kéo những cán bộ có năng lực, chủ yếu từ hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chiêu mời đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, có năng lực quản trị điều hành... với những điều kiện hấp dẫn như cơ hội thăng tiến, tiền lương, cổ phần- cổ phiếu và các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc mới. Hướng đến phát triển bền vững, Agribank chú trọng xây dựng phát triển nguồn nhân lực mạnh cả về chất luợng và số lượng.

Mặc dù chúng ta thường hay nói về cạnh tranh, quan tâm đến cạnh tranh, nhưng chỉ mới tập trung cạnh tranh về sản phẩm cụ thể như: Tín dụng, huy động vốn, mở rộng thị phần, phát triển sản phẩm dịch vụ... nhưng điều quan trọng nhất, có lẽ là cạnh tranh về nguồn nhân lực, về từng con người cụ thể lại ít được đề cấp chính thức hoặc đề cấp chưa đầy đủ, nó đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, một cuộc cạnh tranh thầm lặng, khốc liệt, làm hao tổn nhiều công sức và lo nghĩ của lãnh đạo, làm phân tán hoang mang tư tưởng của một bộ phận cán bộ nhân viên.

Hiện nay Agribank đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, sắp xếp lại các chi nhánh theo phương án tổng thể, nâng cao năng lực công nghệ, năng lực quản trị, thực hiện lộ trình cổ phần hoá và hội nhập thành công. Để hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám, và quản trị tốt nguồn nhân lực hiện có, Agribank đã có những đánh giá hết sức cơ bản và khách quan về công tác nhân sự trong thời gian qua, đồng thời có những hội nghị hội thảo các quy chế, cơ chế quản lý nội bộ, có những cơ chế tiền lương, thưởng linh hoạt nhằm nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ nhân viên đã và đang lao động hết mình vì sự nghiệp chung, vì thương hiệu của Agribank Việt Nam. Tuy nhiên đối với mỗi con người, mỗi cán bộ nhân viên cũng cần có những suy nghĩ và hành động cụ thể về phương diện này. Đối với cán bộ lãnh đạo, ở mọi cương vị khác nhau, hãy là những đầu tầu thực sự gương mẫu cả về phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, đủ sức đủ tài để quy tụ tập hợp và động viên sự làm việc cống hiến của cán bộ nhân viên dưới quyền. Về phía cán bộ nhân viên người lao động nói chung, chúng ta cũng cần nâng cao hơn nữa nhận thức về lòng yêu nghề yêu ngành, biết trân trọng những gì tốt đẹp mà tập thể và cơ quan đã vun đắp bồi dưỡng cho cá nhân và gia đình mình, có lòng tin vào tương lai, tin vào công việc mà mình đã và đang làm. Có lòng độ lượng, bỏ qua những hiềm khích bất đồng, hoặc những đố kỵ hẹp hòi trong cuộc sống, bỏ qua những toan tính lợi ích ngắn hạn hoặc những khó khăn tạm thời trước mắt, để cùng tập thể, cùng đồng nghiệp, đồng chí chung sức chung lòng vươn đến những kỳ vọng tốt đẹp hơn cho tương lai, xây dựng Agribank ngày càng vững mạnh.

Năm 2009, Agribank đào tạo và đào tạo lại 142.653 lượt người (tăng 57% so với 2008); tuyển trên 2.000 cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học. Tính đến 31/12/2009, Agribank có tổng số 35.135 cán bộ, viên chức, trong đó: Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Tiến sỹ 46 0,13 Thạc sỹ 562 1,60 Đại học 23.802 67,74 Cao đẳng/ Trung cấp 1.598 4,55 Khác 9.127 25,98 TỔNG SỐ 35.135 100%

(Nguồn: BC thường niên của NH Agribank năm 2009)

Chính sách đào tạo của Agribank hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức giỏi nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, chu đáo và tận tụy phục vụ khách hàng. Trong năm 2009, Ngân hàng triển khai thành công mô hình đào tạo trực tuyến chương trình IPCAS II cho 18.266 cán bộ, viên chức toàn hệ thống; cùng nhiều chương trình đào tạo nghiệp vụ quy mô lớn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về sản phẩm dịch vụ mới đối với doanh nghiệp, chuyển tiền đi Western Union, giao dịch ngoại tệ trên hệ thống IPCAS, thanh toán biên mậu…Với sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức tài chính quốc tế, cán bộ, viên chức Agribank được tham gia nhiều khóa đào tạo trong và ngoài nước nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ từ các ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

* Khả năng cải tiến:

Trong những năm qua, NH Agribank ra sức cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện đại nhằm thay đổi cơ cấu sản phẩm và gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, đặc biệt là lĩnh vực thẻ nói riêng giữa các ngân hàng thương mại ngày do đó càng trở nên gay gắt. Tuy nhiên, với sự quan tâm, đầu tư và định hướng đúng đắn cùng chiến lược đồng bộ và bài bản, nên tuy mới tham gia thị trường thẻ được 7 năm, còn rất non trẻ so với nhiều ngân hàng thương mại khác nhưng Agribank đã từng bước khẳng định vị trí của một trong các ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực này. Năm 2010 tiếp tục là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Agribank trên thị trường thẻ Việt Nam.

Không hài lòng với những gì đạt được trong thời gian qua, trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế đất nước và xu hướng phát triển của xã hội, yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Agribank nhận thức rõ ràng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các tiện ích gia tăng dựa trên việc áp dụng công nghệ hiện đại mới có thể giữ vững được vị thế hàng đầu và mở rộng thị phần trên thị trường. Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư trang bị thêm hàng trăm ATM, ngân hàng đã đẩy mạnh nghiên cứu, đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời, với việc lấy đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, Ngân hàng và khách hàng là định hướng phát triển trong những năm tới, Agribank đang phấn đấu sớm hoàn thành dự án phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV. Từ đó, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các dịch vụ gia tăng trên thẻ theo hướng an toàn, thuận tiện và dễ dàng sử dụng cho khách hàng. Đồng thời, triển khai thành công dự án này sẽ giúp Ngân hàng quản lý và chăm sóc khách hàng tốt hơn thông qua việc tích hợp các ứng dụng cho thẻ như chương trình tính điểm thưởng, chương trình khách hàng trung thành,v.v. và đem lại cho NH Agribank một vị thế mạnh trên thị trường ngân hàng Việt Nam.

Năm 2008 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc và tạo bước đột phá trong hiện đại hóa công nghệ của Agribank với việc hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Hệ thống công nghệ hiện đại đã mở ra thời kỳ mới trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích ngân hàng tiên tiến trên quy mô toàn quốc và tạo ưu thế cạnh tranh. Đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến như Gửi một nơi, rút tất cả các nơi; Thẻ quốc tế, Mobile banking : SMS banking, VNTopup, chuyển tiền qua SMS (Dịch vụ A Transfer).

Bên cạnh đó, NH Agribank không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng là luôn cải tiến và phát triển. Do vậy, năm 2001, NH Agribank đã thành lập Trung tâm Đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam có con dấu, tài khoản riêng, có các cơ sở đào tạo khu vực hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành. Những năm qua, Trung tâm Đào tạo đã không ngừng đổi mới, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ trong điều kiện mới: đào tạo về các nghiệp vụ quản trị điều hành, kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, các sản phẩm, dịch vụ mới và đào tạo giảng viên kiêm chức.

Tháng 4 năm 2009, NH Agribank chính thức triển khai E-learning trong việc đào tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Các khóa học được thực hiện trong chương trình đào tạo theo hình trực tuyến bao gồm: Kỹ năng

giao tiếp hiệu quả; Kỹ năng phản hồi tích cực; Kỹ năng trình bày vấn đề rõ ràng; Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong dịch vụ chăm sóc khách hàng và Kỹ năng giải quyết vấn đề logic. Tất cả các học viên tham gia đào tạo sẽ được cung cấp tài khoản và mật khẩu để có thể truy cập học mọi lúc, mọi nơi qua cổng đào tạo www.vietnamlearning.vn . Với quyết tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã và đang nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

Với mong muốn không ngừng cải tiến hơn nữa nguồn nhân lực không chỉ phục vụ cho chính Ngân hàng mình, NH Agribank còn hướng tới hợp tác đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng và có kỹ năng cho các doanh nghiệp, tổ chức khác có nhu cầu khác. Do vậy, Trường Đào tạo cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) chính thức được công bố thành lập vào ngày 20/11/2010, tạo bước chuyển mới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực mạnh cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập.

* Danh tiếng:

- Agribank triển khai hoạt động tiếp thị, xây dựng và phát triển Thương hiệu nghiêm túc, đồng bộ, có hệ thống, với nhiều hình thức: thông qua tài trợ các chương trình, sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trong cộng đồng; quảng cáo trên ấn phẩm báo chí, phương tiện truyền thông; biển tấm lớn, panô ngoài trời; phim TVC; tiểu phẩm phát thanh; tờ Thông tin Agribank; Website Agribank; tiếp thị trực tiếp tại điểm giao dịch… Năm 2009, thương hiệu AGRIBANK đồng hành cùng những sự kiện lớn nhiều ý nghĩa: Festival Lúa gạo Hậu Giang, Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ II, chương trình “Xuân Quê hương 2009”, “Huyền thoại Côn Đảo”, “Điện Biên cất cánh”… Qua đó, uy tín và tầm ảnh hưởng của thương hiệu AGRIBANK tiếp tục được giữ vững, phát triển.

- Hoạt động hợp tác quốc tế của Agribank trong năm 2009 góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Ngân hàng trong cộng đồng tài chính khu vực và thế giới. Agribank ký kết thoả thuận với nhiều ngân hàng nước ngoài; đón tiếp, làm việc với 90

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK (Trang 89 - 102)