Yếu tố CNTT:

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK (Trang 42 - 45)

I. Môi trường tổng quát:

5.Yếu tố CNTT:

Khủng hoảng kinh tế đã và đang tác động tới mọi lĩnh vực ngành nghề buộc các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy để vận hành và cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng trong nước đã phải tìm đến sự trợ giúp của công nghệ thông tin để đổi mới chính mình nhằm mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho khách hàng.

Ngân hàng được xem là một trong những ngành ứng dụng CNTT tốt nhất, khi tỷ lệ máy tính/đầu người trong lĩnh vực ngân hàng cao, chiếm tới 80% (trong đó 100% nhân viên đều có nghiệp vụ), 98% máy tính ở các ngân hàng được kết nối mạng và 57% máy tính kết nối băng thông rộng. Hệ thống an ninh mạng cũng được xếp vào loại tốt khi 90% đã có tường lửa, hệ thống cảnh báo, ngăn chặn IDS/IPS, 79% có mạng riêng ảo VPN và 100% được trang bị các biện pháp phòng chống virus, hơn 85% có hệ thống dự phòng sẵn sàng cao. Có 6 ngân hàng đã xây dựng Data Center.

 Trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã tập trung đầu tư trang bị hệ thống công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại với kinh phí đầu tư tăng nhanh qua các năm (từ hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2001 lên đến gần 10.000 tỷ đồng trong năm 2005 và ….. trong năm 2009). Quy mô triển khai được mở rộng từ Ngân hàng Trung ương tới các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, từ Hội sở chính tới các chi nhánh ngân hàng thương mại.

 Hệ thống máy tính được liên kết trong toàn ngành trên cơ sở mạng diện rộng đã và đang phục vụ tích cực và hiệu quả cho công tác xử lý các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.

 Lựa chọn công nghệ với hệ điều hành Unix, cơ sở dữ liệu (Oracle, DB/2, SQL và tương đương), ngôn ngữ lập trình (.Net, Java, Delphi., C++/Visual C, Viusal Basic... ), mạng cục bộ (LAN) với cấu trúc hình sao, mạng diện rộng (WAN) với các phương thức truyền thông đa dạng (LeasedLine, ISDN, X.25, E1, cáp quang...), hệ thống an ninh bảo mật mạng, cơ sở dữ liệu, giao dịch điện tử ngân hàng được bảo vệ theo nhiều lớp với các trang thiết bị chuyên dùng hiện đại (tường lửa, mã hoá dữ liệu áp dụng thuật toán 128/256 bits, các thiết bị chuyên dụng nhằm phát hiện, giám sát, cảnh báo truy nhập, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử...) đã đảm bảo được sự liên kết tự động và truy nhập nhanh chóng với số lượng lớn người sử dụng trong cùng một mạng, khả năng an toàn bảo mật hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin rất cao, vì là hệ thống mở nên có thể dễ dàng câng cấp, mở rộng và kết nối kỹ thuật với những hệ thống khác

 Giải pháp công nghệ này đã làm cho công nghệ thông tin ngân hàng thực sự đáp ứng được nhu cầu xử lý ngày càng gia tăng của hoạt động ngân hàng khi khối lượng giao dịch mỗi năm tăng bình quân từ 30% đến 35%.

 Theo số liệu thống kê từ các ngân hàng, hơn 85% các nghiệp vụ ngân hàng đã được xử lý bằng máy tính ở các mức độ khác nhau. Hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng được xử lý trên mạng thay vì trên máy tính đơn lẻ như trước đây, nhiều nghiệp vụ đã được xử lý tức thời và theo hướng tự động hoá. Nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử đã được các ngân hàng cung cấp, trong đó có một số dịch vụ ngân hàng trên mạng Internet như vấn tin, chuyển khoản, chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán hoá đơn.

Trên thực tế, thời gian gần đây các NH Việt Nam đã tăng cường đầu tư cho CNTT, thực hiện đa dạng hóa các kênh phân phối nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ KH sử dụng các dịch vụ của NH một cách nhanh chóng, thuận tiện, tăng khả năng cạnh tranh của DN ngân hàng. Đã có không ít NH Việt triển khai mở rộng thêm

các kênh cung cấp dịch vụ mới: ATM, SMS, Call Centre, Mobile Banking, Internet Banking... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đa dạng hóa các kênh phân phối, tương tác với khách hàng, các NH đã triển khai một cách riêng rẽ, thiếu kết nối... Đơn cử như 2 kênh giao dịch điện tử của NH là Mobile Banking và Internet Banking hiện vẫn là 2 mảng dịch vụ riêng, kết nối hết sức lỏng lẻo. Điều này dẫn đến tình trạng dữ liệu của các kênh phân phối không nhất quán, đưa lại cho KH những trải nghiệm khác nhau về dịch vụ của NH khi họ thực hiện giao dịch từ các kênh khác nhau. Ngoài ra, giải pháp “Ngân hàng điện tử đa kênh” cho phép các NH tích hợp toàn bộ các dữ liệu, kênh giao dịch và quy trình nghiệp vụ vào một nền tảng công nghệ thống nhất với mức độ độc lập cao. Giải pháp này cũng giúp xây dựng một hạ tầng CNTT hợp nhất, cho phép tích hợp các hệ thống tương tác ATM, đường dây nóng với các công nghệ truyền thông hiện đại, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ ngành NH. Nhờ đó, khách hàng có thể thực hiện giao dịch với NH ở bất cứ đâu qua bất cứ kênh phân phối nào với trải nghiệm về dịch vụ không đổi trên toàn hệ thống. Và điều quan trọng hơn cả chính là khả năng sắp xếp lại, hợp lý hóa các quy trình, cắt giảm những hoạt động không cần thiết, nâng cao tính linh hoạt và tiếp nhận các luồng chu chuyển thông tin trong toàn bộ hệ thống theo thời gian thực.

Tuy nhiên, những kết quả này vẫn chưa đủ để đưa công nghệ thông tin ngân hàng Việt Nam đạt đến trình độ tiên tiến so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

 Áp dụng CNTT không đồng đều, dẫn đến gây ra cản trở trong việc kết nối giữa các ngân hàng với nhau, tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí. Và một vấn đề muôn thuở nữa chính là nguồn nhân lực CNTT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; Các chính sách, tiêu chuẩn và hướng dẫn CNTT thiếu, chưa đồng bộ giữa nhà nước và ngành; Chi phí đầu tư, rủi ro cao và nghiệp vụ ứng dụng CNTT còn hạn chế, thiếu liên kết.

 Tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.

 Cơ sở pháp lý chưa theo kịp những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, làm chậm lại quá trình hiện đại hoá ngân hàng.

 Đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin ngân hàng đã tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yều cầu phát triển.

 Cơ sở viễn thông quốc gia đã được nâng cấp cải thiện nhiều nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

 Một số nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ bản thân ngành Ngân hàng là một số ngân hàng nhỏ chưa đủ năng lực tài chính để đầu tư cho việc hiện đại hoá công nghệ thông tin của chính mình; chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin ngân hàng chưa cạnh tranh được với một số ngành, lĩnh vực khác nên còn thiếu và yếu về nguồn nhân lực.

=> Để rút ngắn khoảng cách về công nghệ thông tin ngân hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành Ngân hàng cần chú trọng phát triển công nghệ thông tin theo chuẩn mực quốc tế với nguồn vốn hợp lý và đầu tư có trọng điểm trên cơ sở cơ cấu lại tỷ lệ đầu tư các lĩnh vực công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, mạng và viễn thông), ưu tiên cho đào tạo, coi trọng các sản phẩm đầu tư trí tuệ, sản phẩm phần mềm nhằm mục tiêu phấn đấu tất cả các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu đều được tự động hoá.

Để tạo nền tảng cơ sở kỹ thuật vững chắc cho việc mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới thì ưu tiên hàng đầu trong phát triển công nghệ tin học ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo là nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc gia. Để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng, cần chú trọng ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát, kiểm soát.

Chiến lược phát triển CNTT chung của ngân hàng trong thời gian tới sẽ hướng đến việc đa dạng hoá sản phẩm như cung cấp dịch vụ ngân hàng qua di động, Internet, hay các dịch vụ mới như ứng dụng 3G, nhằm đưa các dịch vụ đến người dân đơn giản hơn.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK (Trang 42 - 45)