I. Chiến lược kinh doanh hiện tại và điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng Agribank:
1. Chiến lược kinh doanh hiện tại của Ngân hàng Agribank:
Về mục tiêu tổng quát, AGRIBANK quyết tâm “Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước, mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính; áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn; nâng cao và duy trì khả năng sinh lời; phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
1. Triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu AGRIBANK giai đoạn 2001 - 2010 theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện cổ phần hoá AGRIBANK vào năm 2009 theo đúng lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Quán triệt toàn hệ thống phải coi nguồn vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh từ đó: Chủ động, đa đạng hóa các hình thức huy động vốn hướng tới khách hàng là dân cư, các dự án nước ngoài Bộ, ngành quản lý, các TCKT lớn. Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, thanh toán song biên, nối mạng thanh toán với các đơn vị lớn để thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức tài chính. Tăng nhanh phát hành thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ quốc tế Visa và Master ...Chuyển mạnh thu hút nguồn vốn ngoại tệ… 3. Chỉ đạo chuyển biến nhận thức trong điều hành tín dụng, coi chất lượng tín dụng là sự nghiệp tồn tại của từng chi nhánh và toàn hệ thống
4. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và Marketting (gọi tắt là chiến lược 4M).
5. Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại, kinh doanh vốn, hợp tác quốc tế. 6. Mở rộng màng lưới hoạt động tại các địa bàn tỉnh, thành phố, phù hợp với khả năng, điều kiện, chuyển một số chi nhánh cấp II thành chi nhánh cấp I trực thuộc Trụ sở chính. Xây dựng cơ chế hoạt động của Uỷ ban Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) nhằm kiểm soát rủi ro và đạt mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Hình thành hệ thống quản lý rủi ro từ TW đến các chi nhánh.
7. Mhỉ đạo toàn diện Đề án Phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I và loại II, khu vực sân bay, huyện đảo Phú Quốc, thực hiện tốt các chỉ tiêu, giải pháp của Đề án đã được phê duyệt.
8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát với việc nâng cao kỷ cương kỷ luật trong điều hành.
9. Tăng cường công tác quản trị điều hành, đảm bảo đúng pháp luật, đúng điều lệ, quy chế, đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và có cơ chế phân cấp uỷ quyền hợp lý để chủ động trong quản lý, điều hành kinh doanh ở trụ sở chính cũng như đơn vị cơ sở, gắn với đổi mới công tác tổ chức và cán bộ.
10. Bổ sung, chỉnh sửa kịp thời hệ thống văn bản quản trị, điều hành nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam.
11. Tiếp tục rà soát hoàn chỉnh cơ chế tiền lương, cải tiến phân phối thu nhập theo hướng kích thích cá nhân, tập thể tạo ra nhiều lợi nhuận, hiệu quả công tác cao.
12. Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án WB được Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện hết năm 2007 cơ bản toàn hệ thống được ứng dụng công nghệ của dự án, đảm bảo hệ thống có đủ chức năng ứng dụng rộng rãi, linh hoạt và hiện đại cho phép NHNo&PTNTVN triển khai đầy đủ các sản phẩm ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
13. Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để có kế hoạch đào tạo nâng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành, kỹ năng nghiệp vụ các lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu của công việc trong điều kiện cạnh tranh khi hội nhập hệ thống tài chính tiền tệ khu vực và thế giới.
14. Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu AGRIBANK đến năm 2010.
15. Phát động các phong trào thi đua trên cơ sở xây dựng lại hệ thống thang điểm đánh giá phù hợp với các mục tiêu đã được xác định. Tổ chức các phong trào văn hoá - thể thao, quan tâm đến đời sống, tinh thần, vật chất người lao động.
16. Cụ thể hoá các biện pháp nêu trên để thực hiện, từ Ban lãnh đạo đến các Ban và các chi nhánh phải nêu thành đề án, có lộ trình, bước đi cụ thể, xác định rõ có người chỉ đạo và thực hiện, xác định rõ nội dung và thời gian hoàn thành, đảm bảo có hiệu quả thiết thực nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2007.
Tổng kết những mục tiêu và thành tích Agribank đạt được đến cuối năm 2010:
Năm 2010, hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước nói chung và thị trường tài chính tiền tệ, ngân hàng nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp về lãi suất huy động, tỷ giá v.v… Agribank phải chịu tác động và ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sự đồng thuận cao từ Hội đồng quản trị, Ban Điều hành cùng sự cố gắng của gần 40.000 cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống, Agribank đã nỗ lực vượt qua khó khăn, phát triển ổn định hơn, kinh doanh có hiệu quả hơn, tiếp tục khẳng định vị thế của một Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nền kinh tế đất nước.
Ngay từ những tháng đầu năm 2010, Agribank luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 18/NQ- CP, Chỉ thị 02/CT-NHNN về các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5%. Toàn hệ thống tăng cường các biện pháp huy động nguồn vốn, tập trung cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, các công trình trọng điểm quốc gia…, trong đó ưu tiên vốn cho “Tam nông”, cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay tạm trữ lương thực, cà phê, cá tra, cá ba sa, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay xuất khẩu, khắc phục thiên tai lũ lụt miền Trung v.v… Tiếp tục cùng hệ thống chính trị thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26- NQ/TƯ Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, năm 2010, Agribank kịp thời triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; triển khai Đề án “Mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2010 và định hướng đến 2020” v.v… tạo điều kiện để người nông dân, doanh nghiệp khắp mọi vùng, miền cả nước có thêm nhiều cơ hội mở rộng, nâng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tăng năng suất.
Góp phần tháo gỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng, trong 2010, Agribank 3 lần giảm lãi suất cho vay, nghiêm túc thực hiện đồng thuận lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng; nghiêm túc thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận theo Thông tư 12/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Agribank tập trung hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bứt phá phát triển sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán và Thẻ, tạo ưu thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu là Ngân hàng số 1 Việt Nam về số lượng thẻ phát hành v.v… Tính đến 31/12/2010, Agribank có tổng nguồn vốn đạt 474.941 tỉ đồng (tăng 9,4% so với đầu năm), riêng huy động từ dân cư tăng 25,5%. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỉ đồng (tăng 17,1% so với đầu năm), trong đó dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 42.000 tỷ đồng (tăng 21,2% so với đầu năm).