- Liên kết ngang: Liên kết ngang trong chuỗi giá trị mía đường được thực hiện bởi nhóm các hộ nông dân trồng mía; nhóm dịch vụ chặt/vận
5. LIÊN KẾT VÙNG LƯU VỰC SÔNG BA SÔNG KÔN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG LÂM SẢN
5.2.2. Xác lập không gian liên kết
Trên lãnh thổ sông Ba, sông Kôn, có các đề tài hướng ngành nghiên cứu phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước và lưu vực sông. Xác lập các cơ sở về mặt lãnh thổ tự nhiên và các hoạt động KTXH, đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp của lưu vực sông Ba, sông Kôn cho phân vùng chức năng tự nhiên, sản xuất; Đánh giá thực trạng liên kết theo chuỗi giá trị (chuỗi giá trị) nông sản là những công việc đòi hỏi tổng hợp kiến thực ngành, liên ngành và chuyên sâu theo lưu vực sông. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến quản lý các loại rừng, quản lý thảm phủ bề mặt lưu vực, và quản lý rừng trong quản lý lưu vực sông là những vấn đề vừa có tính chuyên sâu vừa có tính tổng hợp cao do vậy cần phải có những nghiên cứu chi tiết hơn.
* Không gian chung trong liên kết
Không gian nghiên cứu bao gồm hai lưu vực sông: Sông Ba, sông Kôn; Giữa hai lưu vực có liên kết rất chặt với nhau về chuyển nước (từ sông Ba sang sông Kôn); phòng hộ đầu nguồn; Vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ, lâm sản, chế biến sản phẩm trồng trọt khác. Do đó, trước hết phải xác định không gian liên kết vùng cho từng lưu vực và liên kết liên vùng giữa hai lưu vực cho một số loại hình sản xuất nông lâm nghiệp và tạo ra những loại nông sản chính. Không gian chung chung liên kết Tây Nguyên - NTB gồm không gian trong (trong lưu vực, trong vùng - nội vùng) của Tây Nguyên hoặc NTB và không gian ngoài: liên vùng giữa Tây Nguyên
594
- NTB và giữa Tây Nguyên - NTB với các vùng khác trong nước (với Đông Nam Bộ), với quốc tế (Lào, Campuchia), với các quốc gia khác trên thế giới (Nhật Bản, EU,...) qua hệ thống cảng biển quốc tế.
* Không gian trọng tâm
Mặc dù không gian chính của đề tài là toàn bộ lưu vực sông Ba, sông Kôn, song có thể nhận thấy rằng những tác động trực tiếp, có ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau của việc khai thác, sử dụng TNTN cho sản xuất nông lâm nghiệp chỉ tập trung cho cây lương thực: lúa, ngô, sắn,...; cho cây mía (từ nguồn nước, đất đai, khí hậu); cho trồng rừng (từ đất đai, khí hậu). Theo ý nghĩa này, không gian nghiên cứu có tính trọng tâm của đề tài là các huyện Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh (lưu vực sông Kôn); huyện Sông Hinh, Tây Hòa, Sơn Hòa, Phú Thiện, Ia Pa, thị xã Ayun Pa và vùng Đông Gia Lai (lưu vực sông Ba). Không gian này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu và thành lập mô hình liên kết vùng (liên kết vùng) cho chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, mía đường; Xây dựng một số bản đồ liên vùng theo trục giao thông chính như quốc lộ 19, 19C, quốc lộ 24, 29 và đường Đông Trường Sơn cũng một số tỉnh lộ khác của các tỉnh Bình Định, Gia Lai, Phú Yên.
* Các khu vực trọng điểm
Nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp tăng cường liên kết vùng trong sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường xây dựng mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng cho chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, chuỗi giá trị mía đường cần phải chọn một số khu vực nghiên cứu trọng điểm có tính chìa khóa. Để xác định không gian này, theo tiếp cận hệ thống, vùng đất có ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau chính là phạm vi của mỗi lưu vực. Đối với các lưu vực sông có mối liên hệ trực tiếp giữa NTB với Tây Nguyên với nhiều vấn đề được đặt ra về quản lý tài nguyên và môi trường là lưu vực sông Ba, sông Kôn.
595
596
- Khu vực trọng điểm nội vùng: Ba khu vực trọng điểm trên các lãnh thổ có sự tập trung cao về tài nguyên cho sản xuất nông lâm nghiệp. Trên lưu vực sông Kôn, đó là những khu vực có các hoạt động lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng sôi động nhất: huyện Vân Canh và phụ cận. Trên lưu vực sông Ba, có 03 khu vực nghiên cứu trọng điểm, gồm: Vùng Đông Gia Lai (gồm các huyện Mang Yang, Kbang, Kông Chro, thị xã An Khê),