- Liên kết ngang: Liên kết ngang trong chuỗi giá trị mía đường được thực hiện bởi nhóm các hộ nông dân trồng mía; nhóm dịch vụ chặt/vận
5. LIÊN KẾT VÙNG LƯU VỰC SÔNG BA SÔNG KÔN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG LÂM SẢN
5.3.1. Hội nhập quốc tế của chuỗi giá trị gỗ rừng trồng
Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất Đông Nam Á, lớn thứ 2 châu Á và thứ 6 trên thế giới. Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường lớn Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… trong đó ba thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Ngoài ba thị trường chính kể trên, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam còn có mặt trên các thị trường nhiều nước như: Nam Phi, Phần Lan, Thụy Sỹ, Italia, Thụy Điển,…
Những hiệp định thương mại tự do như: FTA Việt Nam - EU, TPP, Hiệp định Đối tác tự nguyện với Liên minh châu Âu về thực thi Lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT)… kỳ vọng sẽ mang lại sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu cho ngành gỗ. Cơ hội luôn đi kèm với thách thức, ngành gỗ Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đơn cử như khi FTA Việt Nam - EU và VPA/FLEGT được ký
597
kết, các sản phẩm gỗ Việt Nam phải được chứng minh có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. Trong khi đó, Việt Nam mua gỗ nguyên liệu từ nhiều quốc gia trên thế giới và không phải nước nào cũng có chứng chỉ hợp pháp. Bên cạnh đó, khi lựa chọn nguồn nguyên liệu gỗ có nguồn gốc, xuất xứ, chắc chắn giá gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên; khi các Hiệp định được ký kết, các sản phẩm gỗ của các nước tiên tiến sẽ vào và cạnh tranh quyết liệt với gỗ Việt Nam.
Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Định cho thấy: Sản phẩm gỗ của tỉnh năm 2018 đã có mặt ở 66 quốc gia trên thế giới, tăng 01 quốc gia so với năm 2017, với các loại sản phẩm đồ gỗ ngoại thất, nội thất. Khách hàng là các tập đoàn phân phối đa quốc gia có các thế mạnh về kinh doanh, hệ thống phân phối rộng khắp, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Cộng hòa Liên bang Nga, các nước Nam Mỹ và châu Phi. Thị phần lớn nhất trong thị trường xuất khẩu gỗ tinh chế Bình Định là thị trường EU chiếm khoảng 60% thị phần. Năm 2017, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Bình Định tăng cả về số lượng và giá trị (sản lượng đạt 153,2 nghìn m3 tăng 7,8%; giá trị đạt 254,1 triệu USD tăng 4,1%).