Giải pháp tăng cường liên kết vùng theo chuỗi giá trị nông lâm sản

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian liên kết vùng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp trên lưu vực sông Ba, sông Kôn (Trang 34 - 36)

- Liên kết ngang: Liên kết ngang trong chuỗi giá trị mía đường được thực hiện bởi nhóm các hộ nông dân trồng mía; nhóm dịch vụ chặt/vận

5. LIÊN KẾT VÙNG LƯU VỰC SÔNG BA SÔNG KÔN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG LÂM SẢN

5.4. Giải pháp tăng cường liên kết vùng theo chuỗi giá trị nông lâm sản

- Để tạo thế cạnh tranh của nông sản trong vùng cần tạo thương hiệu mạnh cho ngành chế biến dăm gỗ, chế biến nông sản (mía đường, sắn, bắp… ) cần sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở chế biến, người nông dân trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích các bên. Người dân cần mở rộng quy mô sản xuất, cần quỹ đất, cần đảm bảo đầu ra; nhà máy cần tối ưu hoá khâu thu mua, vận chuyển, chế biến, tạo liên kết chặt chẽ với nhau để ổn định đầu ra của thị trường nông sản.

- Kết nối liên vùng Tây Nguyên - Nam Trung Bộ theo lưu vực sông cho phát triển bền vững nông lâm nghiệp trước hết phải thực hiện tốt khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch cơ sở chế biến nông lâm sản ở cấp liên vùng, tránh tình trạng mỗi địa phương một quy hoạch, điều đó có thể gây thừa - thiếu cục bộ của mỗi địa phương hoặc tình trạng thừa thiếu nguyên liệu theo mùa. Xác định không gian liên kết xây dựng và phát triển mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng phát triển chuỗi giá trị gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị mía đường dựa trên quy hoạch và thực trạng sản xuất gỗ rừng, mía đường với hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường cao nhất.

599

- Xây dựng thể chế, xác lập nguyên tắc và khả năng phối hợp của các chủ thể tham gia thực hiện mô hình mô hình tổ chức lãnh thổ liên vùng cho phát triển chuỗi giá trị gỗ rừng trồng và chuỗi giá trị mía đường.

- Đối với lưu vực sông Ba, sông Kôn, giao thông vận tải là yếu tố cốt lõi kết nối các khâu trong chuỗi giá trị hàng hoá. Để tăng cường kết nối liên vùng, hệ thống giao thông đường bộ: đường, cầu, bến bãi, kết nối vận tải thuỷ (cảng biển như Quy Nhơn, Vũng Rô, Dung Quất) cần đảm bảo khả năng lưu thông, năng lực vận chuyển, góp phần giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho nông sản hàng hoá của vùng.

- Thúc đẩy tập quán canh tác bền vững, trong đó chú ý đến các vấn đề cải thiện cảnh quan nông lâm nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng đặc dụng.

KẾT LUẬN

Hình thành, phát triển các mô hình liên kết vùng theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng và mía đường gắn với phát triển nông lâm nghiệp bền vững sẽ là cơ hội để phát huy thế mạnh, tiềm năng đất đai, nhân lực, chính sách cho phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên lưu vực sông Ba, sông Kôn. Kết quả nghiên cứu xác định: Lưu vực sông Ba, sông Kôn, là vùng có thế mạnh rất lớn cho phát triển gỗ rừng trồng và mía đường. Đã hình thành nhiều nhà máy chế biến nông lâm sản quy mô lớn; Có cảng biển hàng hóa lớn như Quy Nhơn, Vũng Rô… tạo điều kiện xuất khẩu nông sản rất thuận lợi. Có thể thấy, phân tích SWOT, các dữ liệu minh chứng cho đánh giá các yếu tố liên kết, việc xác lập không gian và hướng liên kết vùng cho chuỗi giá trị gỗ rừng trồng và mía đường là hợp lý.

Trồng rừng - khai thác - chế biến gỗ là hoạt động kinh tế chính của các huyện. Ở đây, các lâm trường, công ty, hợp tác xã, trang trại kinh tế và hộ gia đình với các cơ sở chế biến và xuất khẩu dăm gỗ, viên nén gỗ...đã tạo ra những chuỗi giá trị gỗ rừng trồng theo liên kết dọc và ngang. Tại lưu vực sông Ba, sông Kôn đã hình thành 05 mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, trong đó, mô hình liên kết giữa công ty chế biến gỗ với hộ trồng rừng/công ty/lâm trường trồng rừng là mô hình liên kết phổ biến nhất.

600

Sản xuất mía đường của các vùng Đông Gia Lai, Ayun Pa, Sơn Hòa - Sông Hinh tăng trưởng mạnh, khá ổn định và đạt hiệu quả cao. Đó là kết quả của quá trình tăng cường liên kết của chuỗi giá trị hàng hóa mía đường rất chặt chẽ, nhất là liên kết dọc giữa nông dân - nhà máy đường trong việc trồng, thu hoạch và chế biến đường mía. Mối liên kết này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong liên kết, làm nảy sinh các mâu thuẫn và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mía. Do đó, trong thời gian việc phát huy chuỗi liên kết là việc làm cấp thiết trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch vùng trồng mía thâm canh, sự liên kết giữa nông dân - nhà máy đường theo chiều sâu, xây dựng thương hiệu mía đường, đa dạng hóa sản phẩm chế biến mía, đường… để khâu đầu ra được đảm bảo, người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất mía.

Mục tiêu của sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản là thúc đẩy tập quán canh tác bền vững, khuyến khích đầu tư sản xuất quy mô lớn, định hướng công nghệ cao và liên kết chuỗi toàn cầu với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn. Trong lưu vực sông Ba, sông Kôn, việc hình thành và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng (mía đường, sắn, gỗ rừng trồng…) trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh từ cung ứng các yếu tố đầu vào đến sản xuất và chế biến sâu, tạo ra sản phẩm tiêu dùng cuối có giá trị gia tăng và chất lượng cao, có sức canh tranh trên thị trường là yêu cầu khách quan và cấp thiết.

Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa, gắn với tổ chức lãnh thổ liên vùng theo lưu vực sông giữa Tây Nguyên - Nam Trung Bộ là hướng đi đúng, cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn, có những nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian liên kết vùng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp trên lưu vực sông Ba, sông Kôn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)