- Liên kết ngang: Liên kết ngang trong chuỗi giá trị mía đường được thực hiện bởi nhóm các hộ nông dân trồng mía; nhóm dịch vụ chặt/vận
5. LIÊN KẾT VÙNG LƯU VỰC SÔNG BA SÔNG KÔN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG LÂM SẢN
5.3.2. Hội nhập quốc tế của chuỗi giá trị mía đường
Trên bản đồ thế giới, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ đường lớn trên thế giới và trong khối ASEAN. Về sản xuất, năng lực trung bình của Việt Nam sản xuất hàng năm trung bình từ 1-1,3 triệu tấn đường (đứng thứ 11 thế giới, thứ 6 khu vực châu Á và ASEAN) trong khi nhu cầu tiêu dùng trực tiếp sử dụng và sản xuất chế biến khoảng 2 triệu tấn/năm. Có thể thấy, giữa năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu thụ đường luôn thuận lợi cho các nhà máy đường của Việt Nam.
Các tỉnh có diện tích mía lớn ở Việt Nam trong niên vụ 2018-2019 gồm: Thanh Hóa (24.762 ha mía), Gia Lai (36.000 ha), Phú Yên (27.984 ha), tỉnh Khánh Hòa (16.438 ha), tỉnh Hậu Giang (14.000 ha),… Tuy nhiên, sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại và đặc biệt là hiệp định ATIGA (Hiệp định tự do trong khu vực ASEAN), trong đó mặt hàng đường được giảm thuế từ 80% (đường thô) xuống còn 5% trong nội khối ASEAN và đối với đường trắng từ 85% xuống còn 5% kể từ ngày 01/01/2020. Cùng với việc chính phủ một số nước trong ASEAN trợ giá
598
mặt hàng đường cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất mía đường dẫn đến sự cạnh tranh không công bằng. Ngoài ra, do nắng hạn gay gắt đã khiến năng suất mía giảm mạnh, giá mía và chữ đường rất không ổn định. Cùng với những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 về sản xuất, lưu thông, phân phối, ngành mía đường của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.
Hiệp định Thương mại mậu dịch tự do ATIGA đã có hiệu lực, làm ảnh hưởng rốt lớn đến sự phát triển của ngành mía đường trong nước nói chung và nhà máy đường An Khê nói riêng. Tuy nhiên, đối với nhà máy thì đây không chi là thách thửc mà còn là cơ hội tốt cho sự PTBV bởi các lý do sau: Nhà máy đã định hướng và chuẩn bị cho việc Hội nhập của ngành đường từ trước nên đã tập trung đầu tư về công nghiệp, nông nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển ổn định khi vào hội nhập như hiện na. Thực tế, khi ATIGA có hiệu lực thì Nhà nước có cơ chế quản lý ngành đường tốt hơn. Đặc biệt giảm tình trạng nhập lậu đường; tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị mía đường làm ăn chân chính.