Liên kết liên lưu vực sông Ba sông Kôn của chuỗi giá trị nông lâm sản

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian liên kết vùng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp trên lưu vực sông Ba, sông Kôn (Trang 28 - 29)

- Liên kết ngang: Liên kết ngang trong chuỗi giá trị mía đường được thực hiện bởi nhóm các hộ nông dân trồng mía; nhóm dịch vụ chặt/vận

5. LIÊN KẾT VÙNG LƯU VỰC SÔNG BA SÔNG KÔN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG LÂM SẢN

5.2.1. Liên kết liên lưu vực sông Ba sông Kôn của chuỗi giá trị nông lâm sản

lâm sản

- Mô hình liên kết vùng theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng: Xây dựng

mô hình liên kết vùng theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng trên lưu vực sông Ba, sông Kôn có tính khả thi và hiệu quả cao đó là rừng trồng với cây keo (keo, keo lai, keo lá tràm), bạch đàn. Hình thành các khâu: trồng rừng - chế biến gỗ (dăm gỗ, viên nén gỗ, ván ép MDF) và xuất khẩu các sản phẩm dăm, viên nén, ván ép cùng các lâm sản khác theo chuỗi giá trị nông sản. Những mô hình này được xây dựng theo kiểu mô hình lý thuyết. Mọi dự toán chi phí - lợi ích của các khâu đều được tính toán trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, phân tích và dự báo thị trường nông sản.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với trồng rừng cho thấy vùng rừng trồng tập trung nhất trên lưu vực sông Kôn thuộc huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và một phần thành phố Quy Nhơn. Trên lưu vực sông Ba, vùng rừng trồng có diện tích khá lớn và tập trung ở dọc quốc lộ 19 thuộc An Khê, Đắk Pơ và Mang Yang (Gia Lai), huyện Phú Hòa, Tây Hòa (Phú Yên), huyện M’Đrắk (Đắk Lắk). Trồng toàn lưu vực có xu hướng tăng cả về diện tích và sản lượng gỗ khai thác hàng năm. Dọc theo các tuyến quốc lộ 19, 19C, quốc lộ 26, 25 và 29 đã có 29 cơ sở chế biến gỗ lâm sản trong lưu vực. Các yếu tố đó cho phép xác lập khả năng liên kết vùng cho chuỗi giá trị gỗ rừng trồng.

- Mô hình liên kết vùng theo chuỗi giá trị mía đường: Đối với mô

hình liên vùng cần tập trung cho cây mía giữa vùng mía Đông Gia Lai (gồm 4 huyện thị: An Khê, Kbang, Kon Chro, Đak Pơ) và vùng mía Tây Bình Định (Tây Sơn, Vĩnh Thạnh) với các nhà đường An Khê công suất 18.000 tấn mía cây/ngày, nhà máy đường Bình Định công suất 2.500 tấn mía cây/ngày, (đang tạm dừng sản xuất). Phát triển cây mía giữa vùng Phú

593

Thiện - Sông Hinh, Sơn Hoà (Phú Yên) - với Krông Năng (Đắk Lắk) và Krông Pa, Ayun Pa (Gia Lai).

Vùng trồng mía tập trung chủ yếu trên lưu vực sông Ba gồm vùng mía Đông Gia Lai (An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro, Kbang) với diện tích khoảng 30.000 ha cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường An Khê. Vùng mía thung lũng sông Ayun (Phú Thiện, Ayun Pa, Ia pa), diện tích 11.000 ha cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Thành Thành Công và vùng mía trung, hạ lưu sông Ba (Sông Hinh, Tây Hòa, Sơn Hòa) khoảng 18.000 ha cung cấp nguyên liệu mía cho nhà máy đường KCP, Tuy Hòa, Vạn Phát. Có thể xác lập hướng liên kết của chuỗi của các nhà máy đường theo quốc lộ 25, 29 và đường Đông Trường Sơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian liên kết vùng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp trên lưu vực sông Ba, sông Kôn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)