LỖI VỚI VẤN ĐỀ TỘI PHẠM
2.4. Vấn đề lỗi trong đồng phạm
2.4.1. Định nghĩa đồng phạm
Từ trước đến nay, lý luận cũng như thực tiễn ở nước ta đã thừa nhận tội phạm cĩ thể được thực hiện dưới một trong hai hình thức là phạm tội đơn lẻ và đồng phạm. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức phạm tội đơn lẻ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thì tất cả mọi vấn đề liên quan đến tội phạm chỉ cần chỉ cần xác định thơng qua hành vi của một người, ngược lại trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì những vấn đề liên quan lại phải được xét như là kết quả
tổng hợp từ hành vi của nhiều người. Chính sự khác biệt về số lượng người phạm tội như vậy đã tạo ra cho đồng phạm tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hình thức phạm tội đơn lẻ. Do đĩ, việc xác định trường hợp phạm tội cụ thể là phạm tội đơn lẻ hay đồng phạm gắn bĩ chặt chẻ với trách nhiệm của người tham gia thực hiện hành vi. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng cùng với sự khác biệt về số lượng người tham gia thì việc xác định các dấu hiệu pháp lý cĩ liên quan đến tội phạm cũng phức tạp hơn nhiều.
Điều 20 BLHS định nghĩa đồng phạm như sau: “Đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Từ định nghĩa trên chúng ta cĩ thể xác định một cách khái quát những dấu hiệu pháp lý của đồng phạm như sau:
˜ Về mặt khách quan, đồng phạm địi hỏi hai dấu hiệu:
1. Cĩ từ hai người trở lên và những người này cĩ đủ điều kiện của chủ
thể của tội phạm; 2. Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý). ˜ Về mặt chủ quan, đồng phạm địi hỏi ba dấu hiệu: 1. Lỗi cố ý; 2. Động cơ phạm tội (nếu cấu thành tội phạm tương ứng quy định dấu hiệu động cơ); 3. Mục đích phạm tội (nếu cấu thành tội phạm tương ứng quy định dấu hiệu mục đích). 2.4.2.Vấn đề lỗi trong đồng phạm.
Trước hết, lỗi của những người tham gia trong đồng phạm bao giờ cũng là lỗi cố ý, nĩi cụ thể hơn thì đồng phạm cĩ thể thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và cả lỗi cố ý gián tiếp. Phân tích dấu hiệu lỗi trong đồng phạm từ trước đến nay chúng ta
đã đi đến thống nhất quan điểm xác định là đồng phạm trong trường hợp mà những người tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và biết người khác cĩ hành vi nguy hiểm cùng với mình, họđều thấy trước hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện đồng thời họ cùng mong muốn cĩ hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cĩ ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy, căn cứ vào dấu hiệu lỗi trong đồng phạm, cĩ thể chia đồng phạm thành hai trường hợp sau:
- Trường hợp tất cả những người đồng phạm đều cĩ lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp này, những người tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và biết người khác cĩ hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy trước hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện đồng thời họ cùng mong muốn được thực hiện chung và cùng mong muốn hậu quả xảy ra. Ví dụ: Trường hợp A và B cùng rủ nhau đi cướp tài sản của C.
Trường hợp tất cả những người đồng phạm đều cĩ lỗi cố ý gián tiếp. Đây là trường hợp những người tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội về lí trí
đều nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và biết người khác cĩ hành vi nguy hiểm cùng với mình, họđều thấy được hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của hành vi cuả mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện, về mặt ý chí họ cùng mong muốn cĩ hoạt động chung và cĩ ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: A được người nhà đưa vào bệnh viện do bị bệnh nặng cần được cấp cứu kịp thời. B và C là hai bác sĩ trực bàn nhau sách nhiễu địi hối lộ của gia đình A. Họ biết với tình trạng bệnh tật của A, nếu khơng được cấp cứu kịp thời, hậu quả chết người cĩ thể xảy ra nhưng với mục
đích kéo dài thời gian để gia đình A phải đưa hối lộ nên họ trì hỗn việc chữa trị
cần thiết. Hành vi đĩ dẫn đến hậu quả nạn nhân A bị chết. Trường hợp này B và C là đồng phạm trong tội giết người với lỗi cĩ ý gián tiếp.
Từ sự phân tích trên cĩ thểđi đến kết luận: Trường hợp lỗi của những người tham gia đều là cố ý trực tiếp hay đều là cố ý gián tiếp đã được thừa nhận về mặt lí luận. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cĩ đồng thời tồn tại lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp trong một vụđồng phạm khơng? Tơi cho rằng, việc đặt vấn đề này là cĩ cơ sở
khoa học. Bởi vì, đồng phạm do nhiều người thực hiện, do đĩ hồn tồn cĩ thể xảy ra trường hợp thái độ tâm lý của họ đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đĩ gây ra khơng giống nhau. Trong đĩ cĩ trường hợp họ
cùng thống nhất với nhau về việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (cùng nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm trong hành vi của những người kia, cùng thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tổng hợp hành vi mà họ
cùng thực hiện), tuy nhiên họ lại khác nhau về thái độ đối với hậu quả: Cĩ người mong muốn cho hậu quả phát sinh nhưng cĩ người cĩ ý thức để mặc cho hậu quả
phát sinh. Nếu trường hợp đĩ xảy ra trên thực tế, chúng ta cĩ thể coi đĩ là đồng phạm khơng?
Tơi cho rằng Điều 20 BLHS chỉ đưa ra giới hạn cùng cố ý, tức là lỗi của họ đều là lối cố ý chứ khơng tạo ra trong luật điều kiện họ phải cùng là cố ý trực tiếp
hoặc cùng là cố ý gián tiếp. Khẳng định của chúng ta từ trước đến nay chỉ là sự
phân tích điều luật mang tính khái quát đặt trong xu hướng phổ biến của thực tiễn. Do đĩ, nếu xem xét trường hợp nêu trên như trường hợp cá biệt cĩ thể xảy ra tơi cho rằng trường hợp đĩ vẫn thoả mãn những điều kiện của đồng phạm. Ví dụ: A và B cùng nhau nuơi cá. C nhiều lần để kéo trộm cá tại ao chung của A và B. Cộng với mâu thuẫn đã cĩ trước, B nung nấu ý định giết C và chờ cơ hội để thực hiện ý
định đĩ. Một hơm, đang ngồi trơng ao cá, A nghe cĩ tiếng động từ ao và phát hiện ra C lại đến kéo cá trộm. B rủ A ra xử lý C. A đồng ý với ý định sẽ C một trận cho bỏ tức, hậu quả ra sau thì ra. A mang theo một cây cơn, B mang theo một con dao nhọn. Khi bắt được C, A dùng cơn quật bừa vào C, cịn B dùng dao đâm vào C nhiều nhát. Khi thấy C gục xuống khơng cịn cử động gì, A bỏ vào lều cịn B sau khi kiểm tra thấy C đã chết mới bỏđi.
Trường hợp này rõ ràng cần phải được xử lý với tư cách của một vụ đồng phạm.
Từ việc xem trường hợp cá biệt đĩ tơi cho rằng khi xác định dấu hiệu ý chí trong đồng phạm ngồi trường hợp những người đồng phạm cùng mong muốn hoặc cùng cĩ ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra cần phải đề cập thêm trường hợp những người đĩ cùng mong muốn hoặc cùng cĩ ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Bên cạnh dấu hiệu lỗi cùng cố ý, từ nội dung họ cùng thực hiện một tội phạm trong định nghĩa đồng phạm trên, chúng ta cĩ thể thấy trong mặt chủ quan của
đồng phạm cũng cần phải thoả mãn những dấu hiệu khác thuộc mặt chủ quan của tội phạm mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc. Bởi vì, chỉ khi thoả mãn những dấu hiệu đĩ thì mỗi người thực hiện hành vi nguy hiểm mới cĩ thểđược coi là phạm tội và từ đĩ mới xác định là đồng phạm hay phạm tội đơn lẻ. Như vậy, cần phải khẳng định rằng, trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thì ngồi dấu hiệu là lỗi cùng cố ý, trong mặt chủ quan của tội phạm cũng phải thoả mãn đấu hiệu khác để hành vi của những người thực hiện
được gọi là tội phạm. Chẳng hạn như dấu hiệu về mục đích, động cơ.