Lỗi với vấn đề quyết định hình phạt

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 48 - 58)

- Thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội :

LỖI VỚI VẤN ĐỀ HÌNH PHẠT

3.4. Lỗi với vấn đề quyết định hình phạt

3.4.1. Quyết định hình pht trong LHS Vit Nam

Quyết định hình phạt là việc tồ án lựa chọn một hình phạt cụ thể với mức

đợ hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng cho người phạm tội.

Từ định nghĩa trên cĩ thể thấy rằng quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn, phương thức của quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Quyết định hình phạt, đối với người phạm tội- một hình phạt cơng bằng, cơng minh, cĩ căn cứ,

đúng luật cĩ ý nghĩa chính trị xã hội và pháp lý hết sức quan trọng. Quyết định hình phạt đúng là cơ sở đầu tiên, là điều kiện cần thiết để đạt được mục đích của hình phạt. Áp dụng hình phạt để buộc người phạm tội nhận ra được lỗi của mình, hành vi trái pháp luật mà mình đã gây ra cho xã hội. Điều quan trọng nữa là người phạm tội cũng phải nhận thức được rằng mình đáng chịu sự trừng phạt đĩ, chịu sự

lên án của xã hội. Như Mác nĩi: “Dưới con mắt của kẻ phạm tội trừng phạt là kết quả tất yếu của chính người đĩ”. Đểđạt được mục đích của hình phạt, cơ quan áp dụng áp dụng pháp luật khơng chỉ căn cứ vào quy định của BLHS mà cịn phải cân nhắc đến tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và nhân thân của người phạm tội. Trong phạm vi của đề tài, người viết chỉ

nghiên cứu đến tính chất và mức độ lỗi của người phạm tội với ý nghĩa là một trong những căn cứđể từ đĩ xác định vai trị của lỗi trong LHS. Đánh giá mức độ

lỗi là điều kiện cần thiết để cĩ thể xác định đúng về loại và mức hình phạt được áp dụng cho người phạm tội. Việc đánh giá lỗi là đánh giá những điều kiện thuộc mặt chủ quan nên khơng dễ dàng như việc đánh giá mức độ thiệt hại khách quan của hành vi phạm tội. Xác định mức độ lỗi là xác định mức độ phủ định chủ quan các

địi hỏi của xã hội. Theo tơi, việc xác định mức độ lỗi cĩ ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định hình phạt- quyết định cuối cùng để khẳng định một hành vi là phạm tội, bởi lẽ “Khơng ai bị coi là cĩ tội và phải chịu hình phạt khi chưa cĩ bản án kết tội của tồ án đã cĩ hiệu lực pháp luật" (7). Với tính chất quan trọng như vậy nên việc quyết định hình phạt phải xem xét đến mọi khía cạnh của vụ việc, đặc biệt là yếu tố lỗi.

3.4.2. Vn đề đánh giá mc độ li và vai trị ca nĩ trong vic quyết định

hình pht

˜Vềđánh giá mức độ lỗi:

Lỗi trong luật hình sự là thể hiện mối liên hệ nội tại giữa hành vi nguy hiểm và kẻ phạm tội. Nghiên cứu về lỗi khơng chỉ địi hỏi việc phân biệt các hình thức lỗi mà cịn phải đánh giá được mức độ lỗi. Luật hình sự xã hội chủ nghĩa đưa ra sự

phân biệt các hình thức lỗi nhằm mục đích áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự cho phù hợp. Trong BLHS, người ta khơng chia mức độ lỗi theo những mức độ nặng nhẹ hoặc vừa phải. Mức độ lỗi hồn tồn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan và chủ quan của một tội phạm cụ thể.

(1). Xem: Điều 72 Hiến pháp nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

Việc đánh giá mức độ lỗi địi hỏi phải căn cứ vào tính nguy hiểm của hành vi.

Để đánh giá đúng mức độ lỗi khơng chỉ nhìn vào khách thể bị xâm hại mà cịn phải chú ý đến ý nghĩa xã hội của sự vi phạm các quan hệ xã hội trong một hồn cảnh cụ thể. Cĩ thểđánh giá mức độ lỗi theo hai phạm trù khác nhau: phạm trù xã hội học và phạm trù tâm lý học.

Phạm trù xã hội học thể hiện qua việc phân biệt bốn loại tội phạm, do cĩ sự

phân biệt này nên mức độ lỗi của từng tội khác nhau. Mức độ nguy hiểm của hành vi càng lớn thì mức độ lỗi càng nặng.

Phạm trù tâm lý học thể hiện mối quan hệ nội tại giữa kẻ phạm tội và hành vi nguy hiểm. Nĩ cũng phụ thuộc vào yếu tố nhân thân. Phạm trù này cịn cho thấy rõ hình thức của lỗi là vơ ý hay cố ý. Việc đánh giá mức độ lỗi gắn liền với việc

đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi. Hay nĩi cách khác là gắn liền với việc nghiên cứu từng loại tội cụ thể. Việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi lại

được thể hiện qua việc đánh giá mức độ thiệt hại và mức độ lỗi. Hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Lợi của kẻ phạm tội được đo bằng tính chất của hành vi phạm tội. Xác định mức độ lỗi cĩ ý nghĩa là xác định mức độ vơ trách nhiệm của kẻ phạm tội, trên cơ sở của hành vi nguy hiểm cho xã hội do kẻđĩ gây ra. Qua nghiên cứu người ta đã rút ra một sốđiều kiện đểđánh giá mức độ lỗi

- Loại tội phạm và hậu quả nguy hiểm của hành vi . - Hình thức lỗi . - Động cơ, mục đích kẻ phạm tội . Do động cơ, mục đích của từng kẻ phạm tội rất khác nhau ,vì vậy lỗi càng lớn khi động cơ càng đê hèn, tàn bạo, bỉổi. - Lứa tuổi phạm tội. Cùng phạm một loại tội nhưng thường lỗi của người chưa thành niên nhẹ hơn so với lỗi của người đã trưởng thành.

- Mối quan hệ giữa điều kiện ngoại cảnh với việc kẻ phạm tội quyết định hành động thể hiện một tội phạm cụ thể.

- Đối với trường hợp đồng phạm thì việc đánh giá mức độ lỗi của từng cá nhân cũng theo nguyên tắc chung. Điều đĩ cĩ nghĩa là khi đánh giá mức độ của lỗi phải đánh giá tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan, sự diễn biến chung của quá trình phạm tội và việc thực hiện hành vi của từng người.

˜ Vai trị của lỗi trong việc quyết định hình phạt.

Tất cả các yếu tố quyết định mức độ lỗi lớn hơn hay nhỏ hơn của kẻ phạm tội ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định biện pháp hình phạt.

Tính chất của việc thấy trước thường phụ thuộc vào việc ai thực hiện tội phạm và thực hiện tội phạm gì. Ví du: một người do địa vị cơng tác mà cĩ nghĩa

vụ phải tổ chức và tiến hành hoặc kiểm tra việc chi tiêu đúng đắn các phương tiện vật chất và tiền, nếu họ thực hiện một tội phạm cĩ liên quan đến việc lợi dụng tín nhiệm hay địa vị cơng tác thì như vậy chứng tỏ rằng hành động của họ nguy hiểm lớn cho xã hội khơng những chỉ về mặt khách quan, bởi các hành động ấy chứng thực khuynh hướng cố ý hiển nhiên của họ.

Khuynh hướng cố ý đặc biệt của người phạm tội cĩ thể biểu hiện trong tính chất tàn ác mà tồ án tất nhiên phải tính đến khi cá thể hố hình phạt.

Ví dụ: L. V. N là tù nhân của buồng giam số 17 . Vì phải ra tồ nên hỏi mượn dép của Bùi Thanh Liêm nhưng sau đĩ L.V. N đã làm mất, hứa trả Liêm nhưng chưa trảđược. Liêm liên tục tát tới tấp vào mặt N đang nằm co ro trong gĩc buồng giam. Hùng và Huy là trưởng và phĩ buồng giam thấy vậy bước đến tiếp tục đánh,

đá vào người N, N ơm bụng nơn thốc nơn tháo. Thấy vậy Huy và Hùng chộp cổ N và bắt N phải liếm hết chỗ ĩi vào bụng, cứ mỗi giây chần chừ là N nhận thêm một cú đấm đá vào người. Lúc đĩ, cán bộ quản giáo vào kiểm tra buồng giam. Thấy N vẫn cịn nằm co ro khơng đứng lên xếp hàng, Huy và Liêm đánh đá tới tấp vào N, cho rằng N giả bộ đau; sau đĩ Hùng bước đến dùng chân đá mạnh vào ngực, vào cổ N, Huy nhảy đến túm cổ N lơi dậy đẩy vào hàng. Ngay đêm đĩ N đã chết do bị

gãy xương cổ, gãy sụn giáp, tổn thương các mơ quanh hạ hầu gây khĩ thở kéo dài, khiến nạn nhân chết vì suy hơ hấp. Tồ án nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh tuyên án tử hình đối với Huy và Hùng, tù chung thân đối với Liêm về tội giết người. Tuy nhận thấy hình phạt cĩ hơi nghiêm khắc; mặc dù bị cáo thực hiện hành vi nguy hiểm khơng hề cĩ sự bàn bạc trước, khơng vì động cơđê hèn… nhưng cĩ lẽđiều khiến HĐXX tuyên hình phạt nghiêm khắc trên là bởi tính cơn đồ, tàn nhẫn của bị cáo. Cĩ thể ai cũng thấy bản án tử hình dành cho bị cáo là quá nặng nhưng chắc rằng mọi người cũng sẽđồng tình; bởi lẽ: cho dù ở một nơi tận cùng của xã hội như nhà giam đi nữa cũng khơng là nơi dành cho tội ác phát triển.

Cần phải xếp các hành động của một người thực hiện trong tình trạng bị xúc

động mạnh về tinh thần vào loại các tình tiết nĩi lên đặc điểm của mức độ lỗi nhẹ

hơn. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC: Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chếđược hành vi phạm tội của mình, sự kích động đĩ do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây ra”(8).

Vấn đề thực hiên tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cĩ liên quan đến vấn đề năng lực trách nhiệm của người phạm tội.

Người ở trong tình trạng xúc động mạnh về tinh thần mà thực hiện tội phạm thì khơng phải bao giờ cũng cĩ thể hiểu rõ được các hành động đang thực hiện. Và nếu xác định rằng người đĩ cĩ năng lực trách nhiệm và do đĩ phải chịu hình phạt

(1) Xem: Nghi quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của HộI đồng thẩm phán TAND tối cao, Tr 28, 29

thì cần phải quyết định hình phạt nhẹ hơn hình phạt quyết định đối với kẻ phạm tội thực hiên tội phạm cố ý trong điều kiện bình thường.

Khi giải quyết vấn đề biện pháp hình phạt đối với tội phạm thực hiện trong tình trạng tinh thần bị kích đợng mạnh, tồ án thường chú ý đến việc đánh giá các tình tiết gây ra tình trạng đĩ của bị can, bởi vì, như vậy thường phát hiện được nguyên nhân phạm tội và sẽ quyết định được một thái độ và một hình phạt đúng

đắn đối với họ.

Ví dụ: Khoản 12 giờ 30 phút ngày 5. 11. 2001, sau khi ăn cơm xong Nguyễn Minh Thiện do cĩ uống rượu nên đã chửi mắng ơng Nguyễn Văn Thân (cha của Thiện): “Ngày trước tao cịn nhỏ mày đánh tao, bây giờ tao lớn thằng nào há mồm ra tao sẽ bĩp cổ”. Đang lúc này, Nguyễn Minh Tuấn (anh ruột của Thiện) đi làm về nghe Thiện chửi cha nên rất bực tức nĩi với Thiện: “Nếu cịn hỗn láo với cha mẹ cĩ ngày tơi sẽ đâm chết”. Thấy Thiện quá láo, cứ chửi bới cha mãi, Tuấn khơng kềm chế nên đã lấy con dao bầu nhọn đâm vào bụng Thiện làm Thiện chết ngay tại chỗ. TAND tỉnh Đồng Nai đã kết luận: Nguyễn Minh Tuấn phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Rõ ràng trong quyết định của mình HĐXX đã xem xét đến yếu tố bị kích động do hành vi sai trái của bị hại đối với bị cáo và mối quan hệ giữa nạn nhân và bị cáo, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội .

Phạm tội trong trường hợp trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như vậy vẫn thường xảy ra như là những tấn bi kịch ngẫu nhiên trong đời sống con người nên việc lựa chọn biện pháp hình phạt đúng đắn sẽ giúp giải quyết vấn đề: bắt họ

chấp hành hình phạt ở đâu, áp dụng chếđộ hình phạt nào, hay việc cách li họ nĩi chung là khơng hợp lý ( phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm và các tình tiết của vụ án).

Mức độ lỗi cĩ thể phụ thuộc vào việc người phạm tội nhận thức được đến mức độ nào, cịn trẻ hay già. Tất nhiên một người trẻ mới bước vào đời thường ít nhận thức được tính chất sai lầm nguy hiểm trong hành động của mình, thái độ

tâm lý của họđối với các hành vi của mình và kết quả các hành vi ấy thường mang tính nhẹ dạ, mặc dù tội phạm được thực hiện một cách cố ý. Tất nhiên về phía tồ án, việc đánh giá các hành động của họ phải khác với việc đánh giá các hành động tương tự của một người đã già dặn, giàu kinh nghiệm sống, nhận thức được chính chắn hơn về hành động của mình và cĩ trách nhiệm lớn đối với hậu quả của các hành vi ấy. Tất cả các tình tiết ấy cũng cần được xét tới khi lựa chọn biện pháp hình phạt.

Tính chất lỗi của một người đơi khi cịn cĩ thể phụ thuộc vào tính chất suy nghĩ, toan tính nhiều hay ít để thực hiện tội phạm. Tính chất suy nghĩ tính tốn nhiều việc tiến hành một hành động chuẩn bị thực hiện một tội phạm cụ thể, sự

chín muồi của cĩ ý chứng minh cho việc nhận thức rất rõ ràng về kết quả nguy hại

của tội phạm đang thực hiện, do đĩ chi phối cả mức độ lỗi lớn của một ngươi nhất

định và đồng thời chi phối cả mức độ nguy hiểm lớn cho xã hội của họ, điều đĩ

đưa đến việc tồ án quyết định một hình phạt nghiêm khắc hơn so với hình phạt

được áp dụng đối với việc thực hiện ít suy nghĩ hay do cố ý phát sinh ra một cách

đột ngột.

Mức độ lỗi của một người phạm tội và biện pháp hình phạt đối với họ thường phụ thuộc vào việc họ thực hiện tội phạm khơng phải là do tự mình chủđộng mà bị lơi cuốn vào tội phạm do bị cưỡng bức hay bị đe doạ. Khi tâm lý của một người bị người khác cĩ ý chí mạnh hơn lấn át thì thái độ tâm lý của họđối với hành vi và kết quả, sự cố ý của họ, nếu tính đến các tình tiết khác của việc phạm tội cĩ hơi khác với tính chất cố ý của người người cưỡng bức phạm tội, và khi các điều kiện tương tự khác thì tình tiết ấy phải đưa đến một hình phạt nhẹ hơn.

Việc xử sự của người bị hại đơi khi cũng cĩ thể ảnh hưởng đến mức độ lỗi của kẻ phạm tội, đến tính chất cố ý của họ.

Việc làm sáng tỏ các động cơ và mục đích phạm tội cũng rất quan trọng đối với việc cá thể hố hình phạt. Trong đĩ, động cơ được hiểu là sự khích động bên trong, chỉ hướng và nguyện vọng dẫn con người đến chỗ phạm tội. Mục đích là

điều mà khi thực hiện tội phạm, kẻ phạm tội khao khát, mong muốn đạt được. Việc làm sáng tỏ động cơ và mục đích là điều kiện cần thiết để định danh đúng

đắn đối với tơi phạm.

Khi xét xử các án kiện về tội giết người, việc xác định động cơ cĩ một ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng để quyết định biện pháp hình phạt. Biện pháp hình phạt phụ thuộc rất nhiều vào việc định tội danh, cịn việc định tội danh thì thường lại phụ thuộc vào động cơ phạm tội.

Trong rất nhiều trường hợp, việc phát hiện được các động cơ thực cĩ thể là căn cứ giảm nhẹ hình phạt đối với người cĩ tội, nhưng bởi vì đĩ là những kích

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)