Khái niệm hình phạt Mối quan hệ giữa lỗi với vấn đề hình phạt

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 42 - 45)

- Thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội :

LỖI VỚI VẤN ĐỀ HÌNH PHẠT

3.1. Khái niệm hình phạt Mối quan hệ giữa lỗi với vấn đề hình phạt

3.1.1 Khái nim hình pht

Việc coi hành vi này hay hành vi khác là tội phạm khơng chỉ chung quy đến việc xác định và đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của nĩ. Đĩ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Việc coi hành vi này hay hành vi khác là tội phạm địi hỏi Nhà nước phải cĩ sự chuẩn bị trong việc đấu tranh với những hành vi đĩ bằng các biện pháp đặc trưng của pháp luật hình sự.

Mọi hành vi cĩ thể cĩ được Nhà nước đánh giá lên án (phủđịnh) của xã hội, của Nhà nước và của mọi người, và do đĩ tất yếu phải kéo theo những hậu quả lên án (phủ định) đối với người thực hiện tội phạm đĩ. Tính tất yếu, tính khơng thốt khỏi trách nhiệm của người thực hiện tội phạm khơng thể gây ra một sự nghi ngờ

nào và hồn tồn phù hợp với đạo lý của xã hội, với chính sách hình sự.

Từ nguyên tắc trách nhiệm chỉđặt ra đối với những hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật và cĩ lỗi cĩ một luận điểm quan trọng được rút ra là biện pháp trách nhiệm phải quy định tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Đĩ là một trong những địi hỏi quan trọng của các nguyên tắc của Luật hình sự khi quy định hình phạt đối với tội phạm. Điều 26 BLHS quy định “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ

hoặc hạn chế quyền, lợi ích của ngưịi phạm tội”.

Tính nghiêm khắc của hình phạt được thể hiện ở chỗ nĩ cĩ thể tước bỏ được những quyền và lợi ích của người bị kết án và để lại hậu quả pháp lý (án tích) đối với người bị kết án trong một thời gian nhất định. Tính nghiêm khắc của hình phạt phụ thuộc vào tính nguy hiểm của hành vi phạm tội. Bởi vì, giữa tội phạm và trách nhiệm cĩ mối quan hệ chặt chẻ: biện pháp (loại và mức) trách nhiệm cần phải tương xứng (được đo lường) với hành vi phạm tội. Việc đo lường như vậy, một mặt thể hiện địi hỏi các nguyên tắc trong Luật hình sự nhưng mặt khác cĩ ý nghĩa rất quan trọng trong việc cân nhắc các loại tội phạm khác nhau, cân nhắc tính khơng thốt khỏi trách nhiệm: trách nhiệm cần phải được áp dụng đối với từng người phạm tội nhưng ở mức độ nghiêm khắc khác nhau. Hành vi nguy hiểm cho xã hội do tội phạm gây ra càng cao thì mức độ nghiêm khắc của hình phạt càng cao.

Khi nĩi đến hình phạt, vấn đều đặt ra là các mục đích của hình phạt và các loại hình phạt được quy định trong LHS phải như thế nào để đảm bảo các địi hỏi của chính sách hình sự? Sự nhân thức và hiểu đúng quy phạm PLHS về mục đích

của hình phạt ở mức độ rất lớn tạo điều kiện cho việc xây dựng một hệ thống hình phạt hồn chỉnh.

Luật hình sự XHCN khơng cĩ cái gì chung với sự tàn nhẫn, khơng chấp nhận sự tàn nhẫn như là những biện pháp nhằm đạt được những mục đích đã được đặt ra

đối với hình phạt. Về mục đích của hình phạt quy định tại điều 27 BLHS: “Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà cịn giáo dục họ trở thành người cĩ ích cho xã hội, cĩ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt cịn nhằm giáo dục người khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm”. Theo quy định này thì rõ ràng PLHS Việt Nam ghi nhận mục đích của hình phạt đĩ là: trừng trị, giáo dục, cải tạo tội phạm và phịng ngừa, chống tội phạm.

Về mục đích hình phạt đã được đề cập như trên, tơi cĩ ý kiến: cĩ nên xem trừng trị là mục đích của hình phạt khơng ?.

Từ quan điểm của tư tưởng trách nhiệm tương hổ cĩ thể nĩi rằng Nhà nước cĩ quyền trừng trị người phạm tội và hình phạt với tính cách là biện pháp trách nhiệm hình sựđược Nhà nước sử dụng như một cơng cụ cần thiết, cĩ hiệu quảđể

trừng trị những người phạm tội. Nội dung trừng trị của hình phạt thể hiện ở chỗ

hình phạt tước hoặc hạn chế một số quyền và lợi ích nhất định: tước quyền tự do của ngưịi bị kết án, cấm đảm nhận chức vụ quyền hạn…Việc người bị kết án và những người khác cĩ nhận thức được hay khơng nội dung đĩ của hình phạt cũng khơng làm thay đổi nội dung của hình phạt, bởi nĩ là hiện thực, là thuộc tính tất yếu nội tại của hình phạt. Nĩi hình phạt cĩ nội dung trừng trị hay hình phạt là biện pháp trừng trị khơng cĩ nghĩa là hình phạt cĩ mục đích trừng trị. Các địi hỏi của chính sách hình sựđối với việc quy định các mục đích của hình phạt được thể hiện

ở chỗ:

Thứ nhất, mục đích để trở thành hiện thức phải phản ánh một một cách tương xứng các lợi ích của nhân dân. Thứ hai, mục đích được quy định trong quy phạm pháp luật để trở thành hiện thực phải phản ánh tính hiện thực. Một mục đích hiện thực là mục đích đã chín muồi về lịch sử, để thực hiện nĩ cĩ đủ tất cả những

điều kiện cần thiết. Thứ ba, mục đích cần phải dựa trên những biện pháp mà việc áp dụng nĩ được lập luận về mặt đạo đức. Mác đã nĩi: “Mục đích địi hỏi những phương tiện khơng đúng thì khơng phải là mục đích đúng”.

Đến đây chúng ta đặt ra câu hỏi: Hình phạt thực hiện chức năng xã hội nào: là cơng cụ trả thù đối với tội phạm hay là cơng cụđể phịng ngừa tội phạm? Khoa học Luật hình sự xã hội chủ nghĩa khơng thừa nhận quan điểm coi hình phạt là sự

trả thù được Nhà nước thừa nhận đối với người phạm tội vì điều ác mà người đĩ

đã thực hiện. Vì lý tưởng lấy điều ác đểđền bù điều ác dẫn đến về mặt lý luận thừa nhận hình phạt làm cho người phạm tội khiếp sợ, cịn trên thực tế theo tiến trình phát triển của xã hội các lý luận về sự trả thù nhường chỗ cho các lý luận về phịng ngừa tội phạm.

Theo tơi, trừng trị khơng phải là mục đích của hình phạt. Trừng trị là bản chất, là thuộc tính tất yếu của hình phạt.Trừng trị ở nghĩa đĩ thể hiện ở việc tước

đoạt của người bị kết án những lợi ích này hay lợi ích khác- lợi ích vật chất hay tinh thần. Đĩ là sự tước đoạt tự do đi lại, tự do lựa chọn nơi cư trú, tự do giao tiếp với gia đình…. Sự nhận thức như vậy về trừng trị là tiền đề cần thiết để hình phạt

đạt được mục đích của mình. Chính vì vậy, theo tơi, mục đích của hình phạt là nhằm giáo dục và cải tạo người bị kết án trở thành người cĩ ích cho xã hội, cĩ thái

độ chân chính đối với lao động, cĩ ý thức tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, phịng ngừa họ phạm tội mới và phịng ngừa những người khác phạm tội. Hình phạt khơng cĩ mục đích gây đau đớn về thể xác hoặc hạ thấp nhân phẩm con người.

3.1.2. Mi quan h gia li vi hình pht

Việc xác định các hình thức lỗi cĩ ý nghĩa rất lớn đối với việc các thể hố hình phạt, về nguyên tắc chỉ những người cĩ lỗi trong việc thực hiện tội phạm mới chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt. Hình phạt là hậu quả pháp lý của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do cĩ lỗi.

Nếu khơng hiểu đúng sự cố ý và các hình thức của nĩ, cũng như nếu khơng hiểu đúng sự vơ ý và các hình thức của nĩ thì cĩ thể dẫn đến việc định tội danh đối với hành vi một cách sai lầm. Việc định tội danh khơng đúng dẫn đến quyết định hình phạt khơng phù hợp với lỗi cá nhân của một người, khơng phù hợp với mức

độ nghiêm trọng của tội phạm mà họđã thực hiện. Như vậy là vi pháp chế XHCN và gây thiệt hại cho cơng dân và tồn thể Nhà nước.

Lỗi khơng chỉ là một khái niệm tâm lý học biểu hiện trong quan hệ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi do mình đã thực hiện, đối với kết quả của hành vi đĩ, mà cịn là một khái niệm chính trị xã hội: lỗi thể hiện trong một hành vi nguy hiểm nhất định về mặt xã hội đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Việc quyết định hình phạt phù hợp với lỗi của kẻ phạm tội bao giờ cũng là hoạt động chủ yếu của tồ án. Để hình phạt được hợp lý và cơng bằng, phù hợp với lỗi cá nhân của kẻ phạm tội thì vấn đề quan trọng khơng chỉở chỗ biết là hành vi được thực hiện một cách cố ý hay vơ ý mà cịn phải nghiên cứu sự cố ý là gián tiếp hay trực tiếp, sự vơ ý thể hiện ở hình thức nào? Cẩu thả hay quá tự tin, bởi vì trong các điều kiện như nhau thì phạm tội cố ý nguy hiểm hơn phạm tội vơ ý, cố ý trực tiếp nguy hiểm hơn gián tiếp, quá tự tin nguy hiểm hơn cẩu thả.

Tính đến hình thức lỗi một cách thận trọng trong khi cá thể hố hình phạt cịn là một điều cần thiết, bởi vì đa số các cấu thành tội phạm trong BLHS đều quy

định hình phạt trong hai trường hợp lỗi; cố ý cũng như vơ ý. Vấn đề sẽ đơn giản nếu nhà làm luật chỉ quy định một hình thức lỗi. Lúc ấy khi cá thể hố hình phạt, tồ án cần tính đến các yếu tố khác chớ khơng phải là hình thức lỗi nào và tình tiết

đĩ ảnh hưởng đến việc xác định hình phạt như thế nào.

Nhà làm luật khơng xác định mối liên hệ giữa hình thức lỗi trong việc thực hiện tội phạm với việc quyết định hình phạt. Luật cũng khơng chỉ dẫn hình thức lỗi nào nguy hiểm cho xã hội hơn. Tồ án mới là người xác định các tình tiết ấy trên thực tế khi cá thể hố hình phạt đối với các tội phạm cụ thể.

Nhưng để quyết định một hình phạt phù hợp với lỗi cá nhân của kể phạm tội, nếu chỉ xuất phát từ việc tội phạm thực hiện một cách cố ý nguy hiểm hơn tội phạm thực hiện do vơ ý thơi thì vẫn chưa đủ. Để cho hình phạt được cơng bằng

đối một với kẻ phạm tội nhất định, phù hợp với lỗi của họ, cần phải xác định cả

mức độ lỗi.

Các yếu tố nĩi lên đặc điểm của các phương diện tân lý khác nhau của người phạm tội đối với các hành động tâm lý của mình, đối với kết quả của các hành

động ấy, quyết định mức độ lỗi. Khi cố ý phạm tội, mức độ lỗi là tính chất và khối lượng của việc thấy trước tính chất rõ ràng và chính xác của các ý định mà kẻ

phạm tội theo đuổi và thực hiện, tính chất cương quyết khi thực hiện tội phạm và cuối cùng là động cơ và mục đích thực hiện tội phạm.

Khi vơ ý phạm tội, mức độ lỗi cũng là tính chất và khối lượng của việc thấy trước( khi quá tự tin) mức độ thờơ, thiếu chú ý dẫn đến kết quả phạm tội (khi cẩu thả) cũng như là điều tra xem rõ tại sao người ấy lại khơng thấy được là sẽ xảy ra các hậu quả tai hại nếu họ cần phải thấy trước và cĩ thể thấy được hậu quả nguy hại ấy.

Tất cả các yếu tố quyết định mức độ lỗi lớn hơn hay nhỏ hơn của kẻ phạm tội và như thế cĩ nghĩa là cĩ ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lỗi trong luật hình sự việt nam (Trang 42 - 45)