Phản ứng thái quá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng KINH DOANH THEO CẢM TÍNH VÀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRẦN NGỌC THỦY TIÊN (Trang 41 - 43)

Biểu hiện cảm tính thái quá ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn. Một số lượng lớn những nhà đầu tư gia nhập mới thị trường, tranh mua cổ phiếu với kỳ vọng quá lớn sẽđẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, bong bóng thị trường hình thành, cổ phiếu được định giá quá cao. Những khoản lợi nhuận lớn đạt được trước đó của những nhà đầu tư hiện hữu trên TTCK Việt Nam đã lôi kéo ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập mới, góp phần gia tăng bong bóng giá cổ phiếu. Những khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư trước đó đã đạt được có vai trò như một điểm tham chiếu cho những người gia nhập tiếp theo sau, và họ chạy theo một viễn cảnh rằng TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng không có điểm dừng. Rất nhiều báo chí đã cảnh báo rằng thị trường có thể nổ tung bất cứ lúc nào, nhưng họ quá bị ảnh hưởng bởi lòng tham, bởi tâm lý bầy đàn. Cũng vào năm 2007, thị trường Việt Nam có những phản ứng tiêu cực, nhiều nhà đầu cơ lợi dụng thời cơ này để kiếm tiền “nóng”, bằng việc dành rất nhiều thời gian để “thổi giá” cổ phiếu, thay vì tập trung vào những tính toán mang tính chiến lược. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cứ thấy doanh nghiệp huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu mới, chia cổ tức bằng cổ phiếu, có nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu thì lấy đó làm mừng, tham gia đầu tư nên càng đẩy giá cổ phiếu đi lên. Nhiều nhà đầu tư không có kinh nghiệm, hay từ nhiều ngành nghề khác cũng tham gia đầu tư chứng khoán nhưng không hiểu rõ. Lạc quan là cần thiết, nhưng cái gì tốt mà đi quá mức thì cũng thành xấu.

Để rồi khi thị trường đi xuống, ai cũng nháo nhào, ào ào rút lui, thị trường càng đi xuống. Một lần nữa, họ lại bịảnh hưởng quá nặng bởi sự sợ hãi, bởi tâm lý bầy đàn, bi quan thái quá khiến giá chứng khoán năm 2008 rớt mức kỷ lục.

Một biểu hiện phản ứng thái quá trên TTCK Việt Nam đó là tâm lý “chuộng ngoại” trên thị trường, đặc biệt là những năm trước. Với hiểu biết, và năng lực hạn chế, trên thị trường nhiều thời điểm xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư hành xử theo

hướng những gì được kiến nghị, dự báo trong các báo cáo phân tích của các tổ chức tài chính trên thế giới. Ví dụ như vào ngày 29 tháng 8, 2007, Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải tại Việt Nam công bố nhận định về TTCK Việt Nam vào thời điểm đó rằng giá của các cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đang ở mức thấp sau một đợt điều chỉnh. Cùng lúc, Ngân hàng Citigroup cũng đưa ra báo cáo phân tích qua đó nhận định rằng Việt Nam có đủ khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang lan rộng lúc đó. VN-Index lúc này đang ở mức 900 điểm, sau khi xuất hiện những bình luận lạc quan về thị trường của hai tổ chức tài chính quốc tế uy tín, VN-Index lập tức tăng vọt, từ mức xấp xỉ 900 điểm vào cuối tháng 8, 2007 lên mức 1100 điểm vào giữa tháng 10, 2007. Một vài ví dụ khác có thể liệt kê là cuối tháng 3-2010, Ngân hàng HSBC đưa ra dự báo: NHNN sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 1% trong một vài tuần tới và tỷ lệ lạm phát sẽ lên đến 12% vào cuối quý II/2010. Lập tức, tâm lý bi quan xuất hiện và nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, VN-Index rớt từ 512 xuống còn 503 điểm. Hoặc khi một cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư ngoại sở hữu, hay mua vào, những nhà đầu tư cũng “ăn theo”, và họ dường như thấy an tâm hơn khi đầu tư theo như vậy, trong lúc đó họ chẳng biết mục đích nhà đầu tư ngoại như thế nào, đầu tư lâu dài hay ngắn hạn, đầu tư hay mục đích khác.

Vào tháng 8/2012, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chao đảo trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Ngân hàng thương mại cổ phần ACB bất ngờ bị bắt. Tính cả hai phiên ngày 21 và 22/8, chỉ số VN-Index đã để tuột tay trên 26 điểm, tương tự HNX-Index cũng đánh mất tới 6 điểm và bỏ qua mọi nỗ lực hồi phục từ hồi đầu tháng 8/2012. Số lượng các mã chứng khoán bị đẩy bán ở mức giá giảm kịch biên độ còn rất lớn. Kết thúc phiên giao dịch, số mã chứng khoán giảm sàn trên HoSE là 123 mã và tại HNX là 99 mã.

Tuy nhiên, trên thực tế trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 21/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng đã nhấn mạnh ông Kiên bị bắt là do các giao dịch của cá nhân ông Kiên và điều này không liên quan đến Ngân hàng thương mại ACB. Và ngày Ông Kiên bị bắt, Ngân hàng

thương mại cổ phần ACB cũng đã dán bảng thông báo Ngân hàng không còn liên quan gì đến Ông Kiên.

Tuy nhiên, thị trường không xác định được mức ảnh hưởng của thông tin này như thế nào, nên khiến mọi người rơi vào tình trạng đồn đoán, phòng xa. Các nhà đầu tư đã bi quan quá mức, hoảng loạn thái quá nên càng đẩy áp lực bán chứng khoán lên tất cả các khối ngành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng KINH DOANH THEO CẢM TÍNH VÀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRẦN NGỌC THỦY TIÊN (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)