Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng KINH DOANH THEO CẢM TÍNH VÀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRẦN NGỌC THỦY TIÊN (Trang 38 - 39)

Đúng là thật khó tiên liệu diễn biến trên TTCK Việt Nam. Mọi lý thuyết, mọi mô hình của thị trường hiệu quả dường như vô nghĩa. Mặc dù nhà đầu tưđược cảnh báo chứng khoán đã vượt quá giá trị thật hơn 30% (2007) nhưng họ vẫn mua bán, thị trường vẫn không ngừng sôi động. Thậm chí cung không đủ cầu. Hay khi nhìn nhận thị trường ảm đạm (2008-2009) thì họ lại kéo nhau tháo lui mà không cần xem xét nguyên nhân.

Trong giai đoạn thăng hoa của chứng khoán (năm 2007), phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (AMCHAM) cũng đã đăng tải trên website của họ bài viết về thị trường chứng khoán Việt Nam "thăng hoa thiếu cơ sở". Mục đích của AMCHAM cốt để khuyến cáo giới đầu tư rằng các tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam thấy cổ phiếu Việt Nam đang sốt ở mức không bình thường.

Kinh tế gia chuyên về lĩnh vực tài chính của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, ông Noritaka Akematsu, được trích lời, nói rằng "hiện đang có sự phấn khích quá mức vượt quá khuôn khổ của thị trường, vượt quá sự kiểm soát của cơ quan điều tiết vào thời điểm này. Nhà chức trách Việt Nam không thể đảm bảo báo cáo kinh doanh của các công ty niêm yết là hoàn toàn chính xác, các giao dịch buôn bán chứng khoán được thực hiện theo đúng chuẩn mực". Ông khuyến cáo giới đầu tư nên cẩn trọng.

Ông David Knapp, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ cho rằng, sự thiếu vắng tính minh bạch và chuẩn mực quốc tế trong báo cáo tài chính của các công ty có nghĩa là người ta khó thực hiện việc phân tích năng lực thực sự của các công ty niêm yết.

Giới phân tích tài chính và chứng khoán tại Hà Nội cho rằng khác với giới đầu tư vào cổ phiếu ở thị trường chứng khoán ở nước ngoài, đa số người mua chứng khoán tại Việt Nam không sử dụng các công ty nghiên cứu thực trạng của công ty niêm yết mà mua chứng khoán theo kiểu "mua bán theo cảm tính".

Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Lý thuyết thị trường hiệu quả hoàn toàn thất bại. Có lẽđã đến lúc dùng đến các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng KINH DOANH THEO CẢM TÍNH VÀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRẦN NGỌC THỦY TIÊN (Trang 38 - 39)