Các nền tảng, giải pháp thuộc về các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng KINH DOANH THEO CẢM TÍNH VÀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRẦN NGỌC THỦY TIÊN (Trang 61 - 65)

Xử lý nghiêm minh các số liệu khống về thông tin cơ bản của Công ty. Các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam vẫn rất quan tâm đến yếu tố cơ bản của công ty và bị ảnh hưởng khá cao tới quyết định đầu tư. Do vậy, để thị trường chứng khoán được phát triển tốt, và hiệu quả hơn. Cần xây dựng và quản lý môi trường đầu tư chứng khoán trong sạch. Báo cáo tài chính của Công ty thể hiện số liệu đúng đắn, báo cáo sau khi kiểm toán có chất lượng và phản ánh đúng tình hình hoạt động của công ty. Các ban ngành quản lý cần phải xử lý nghiêm minh hơn đối với các số liệu khống, không đúng sự thật. Các báo cáo trước và sau kiểm toán chênh lệch nhau quá nhiều mà không được xử lý, như trường hợp của các công ty STB, PPC, BHS, LGC, PIT, ASP, PAC, TMS, VSC trong năm 2008. Theo một số Công ty Kiểm toán, nhiều Công ty bị các Công ty Kiểm toán cho ý kiến từ chối toàn bộ, hay một phần, hoặc không tốt lên Báo cáo Kiểm toán, họ liền thuê các Công ty Kiểm toán khác để có

kết quả tốt hơn. Thời hạn nộp báo cáo cũng bị kéo giãn, để các Công ty có thêm điều kiện và thời gian “phù phép” kết quả.

Do đó, quy định về thời hạn nộp và nội dung các báo cáo tài chính cần công bố tỏ ra kém hiệu lực. Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước, trong năm 2007 có tới 26/250 công ty niêm yết trễ hạn nộp BCTC, trong năm 2008 số doanh nghiệp niêm yết chậm nộp BCTC là 103 doanh nghiệp, con số này của năm 2009 là 203 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều BCTC của các doanh nghiệp niêm yết công bố còn mang tính hình thức, không đảm bảo lượng thông tin đầy đủđối với nhà đầu tư khi nhiều BCTC, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thiếu phần thuyết minh BCTC. Hiện tượng này đến nay vẫn chưa được các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK có biện pháp chấn chỉnh mạnh.

Chính sách quản lý không thắt chặt khiến nhiều người đầu tư chứng khoán cảm thấy thất vọng vào sự minh bạch, vào môi trường đầu tư chứng khoán, họ cảm thấy bị lừa dối và không thiết tha, mặn nồng vào kênh đầu tư này.

Môi trường pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu hiệu lực

Nghiên cứu của Gelos và Wei (2002) chỉ ra rằng các thị trường vốn mới nổi tạo ra môi trường mà bản chất tạo điều kiện cho sự phát triển hành vi bầy đàn. Một đặc điểm nổi bật phải đề cập đầu tiên đó là môi trường luật pháp chưa hoàn chỉnh. Sự không đầy đủ và hiệu lực thấp của các điều luật đã khiến thị trường dễ bị tác động bởi những hành động bất lợi như tin đồn và hành vi thao túng thị trường. Kết quả là điều này dẫn đến sự minh bạch của môi trường thông tin bị tác động, do đó tạo điều kiện cho sự phát triển của các xu hướng giao dịch bầy đàn xuất hiện trong các nhà đầu tư. Kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000, TTCK Việt Nam hoạt động trong khung pháp luật có giá trị cao nhất về chứng khoán và TTCK đó là Nghị định số 144/2003/NĐ-CP (Nghị định 144). Như vậy, trong một thời gian dài, TTCK chỉ chịu sựđiều chỉnh của một văn bản dưới luật – được đánh giá là có nhiều định chi tiết về hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch của các doanh nghiệp nước ngoài trên TTCK Việt Nam. Hoạt động chào bán chứng khoán ồ ạt ra công chúng

mà không có thông tin về mục đích sử dụng vốn huy động cụ thể diễn ra thường xuyên mà không được điều chỉnh. Không có các quy định cụ thể về vấn đề công bố thông tin của doanh nghiệp, các đối tượng liên quan, và khi có quy định này thì hiệu lực của nó cũng hạn chế khi thông tin còn mang tính chung chung, gây khó hiểu cho nhà đầu tư. Ngoài ra, thông tin ở các trang có sự quản lý của nhà nước nhiều khi không nhanh nhạy, thông tin cập nhật không kịp bằng các trang thông tin bên ngoài. Nên gây ra sự chậm trễ thông tin. Những điều vừa đề cập cho thấy rằng khung pháp lý về TTCK, nổi bật là vấn đề về công bố thông tin, vẫn còn thiếu, cũng như hiệu lực kém. Điều này đã góp phần tạo ra hiện tượng bầy đàn ở TTCK Việt Nam.

Quy mô thị trường nhỏ, tạo điều kiện của hành vi thao túng thị trường

Trong điều kiện quy mô thị trường (quy mô niêm yết, khối lượng giao dịch) còn nhỏ, thì khả năng thao túng thị trường có điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Quy mô thị trường càng nhỏ, thì những nhà đầu tư cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính vào loại khá có thể thực hiện hành vi “làm giá”. Theo thống kê của Reuters đến hết ngày 26/04/2010, mức vốn hóa thị trường trung bình của các doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết ở HOSE là 2,484 tỷ đồng, trong đó số doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường nhỏ hơn 500 tỷ đồng chiếm tới hơn 43% tổng số doanh nghiệp niêm yết. Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của các cổ phiếu ở HOSE là 250,000 cổ phiếu, trong đó tỷ trọng cổ phiếu có khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày nhỏ hơn 100,000 cổ phiếu chiếm 38%, số cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhỏ hơn 50,000 cổ phiếu/ngày chiếm 21%. Đối với HNX, giá trị vốn hóa thị trường bình quân của các doanh nghiệp niêm yết là 527 tỷ đồng, trong đó số doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường nhỏ hơn 100 tỷ đồng chiếm 40%. Khối lượng giao dịch bình quân/ngày của các cổ phiếu niêm yết trên HNX là 190,000 cổ phiếu, trong đó số cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân/ngày nhỏ hơn 50,000 cổ phiếu/ngày chiếm đến 39%. Với quy mô giao dịch nhỏ như thế này, đây là điều kiện thuận lợi cho hành vi thao túng thị trường của các nhà “làm giá”, một cơ sở cho sự hình thành hành vi bầy đàn trên thị trường.

Biên độ giao dịch, chính sách cấm bán khống

Biên độ giao dịch và chính sách cấm bán khống là những chính sách góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho tâm lý bầy đàn. Việc thiếu vắng những chính sách này khiến TTCK chậm điều chỉnh về mức giá hợp lý, là nguyên nhân chính làm nảy sinh tình trạng chứng khoán có một chuỗi dài tăng (giảm) điểm kịch trần (sàn). Sự kéo dài chuỗi tăng (giảm) điểm kịch trần (sàn) này thu hút một sự chú ý của đám đông thị trường, và khả năng sự tăng (giảm) điểm sau một thời gian là do “quán tính” bất hợp lý mà đám đông gây ra, mà không phải là quá trình điều chỉnh giá hợp lý.

Tiếp cận thông tin nhiễu loạn

Thời đại công nghệ thông tin phát triển, con người dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin mọi lúc, mọi nơi, trong chốc lát. Chỉ cần một nguồn thông tin “nóng”, mọi người có thể cập nhật thông tin ngay tức khắc và ảnh hưởng ngay đến thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư hiện nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi đểđầu tư. Nhiều lúc họ không cần nghiên cứu hay theo dõi kỹ diễn biến thông tin, cũng có người cập nhât thông tin cho họ. Tuy nhiên, song song với những thuận lợi đó, lại có nhiều điểm bất lợi. Thông tin phát triển quá nhanh nên cách quản lý của nhà nước chưa chặt chẽ. Báo chí có thể thêm, bớt vài câu là đã làm nguồn thông tin sai lệch, người đọc có thể hiểu sang ngữ cảnh khác. Hoặc các trang thông tin có thể tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng không nhỏđến các nhà đầu tư. Nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, thật thật, ảo ảo, thông tin cũ, thông tin mới nhiễu loạn thị trường.

Do đó nhiệm vụđề ra là thông qua truyền thông, với tần suất xuất hiện và nội dung thông điệp của thông tin, các công ty chứng khoán có thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh kỳ vọng của nhà đầu tư theo chiều hướng: chuyển tâm lý đầu tư cảm tính, bầy đàn sang tâm lý đầu tư triết lý, có kế hoạch và chiến lược, từđó giúp doanh nghiệp chủ động trước những phản ứng của nhà đầu tư, làm cơ sở cho việc ổn định giá trị cổ phiếu, bình ổn và phát triển bền vững thị trường. Đồng thời cũng giúp cho chính

nhà đầu tư có thể chọn lọc được các thông tin tốt, xấu, thông tin sai lệch làm nhiễu loạn thị trường. Từ đó nhà đầu tư tìm ra kế sách đầu tư thích hợp, thấy được hiệu quả trong việc đầu tư. Người đầu tư dễ dàng chọn lọc nguồn thông tin hiệu quả sẽ thu hút được nguồn vốn hơn các kênh đầu tư khác, để thị trường phát triển và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng KINH DOANH THEO CẢM TÍNH VÀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRẦN NGỌC THỦY TIÊN (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)