Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng các mức protein lên năng suất sinh sản của gà ác (Trang 37)

L ỜI CAM ĐOAN

3.6 Xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel, sau đó được phân tích phương sai bằng mô hình Tuyến tính tổng quát (General Linear

Model) của chương trình Minitab 16.1.0. Để xác định mức độ khác biệt ý

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm

Trong suốt quá trình thí nghiệm không có dịch bệnh xảy ra, đàn gà khỏe

mạnh. Năng suất đẻ trứng của đàn gà tương đối ổn định, gà chỉ đẻ trứng giảm

trong những ngày nắng nóng do gà được nuôi ở kiểu chuồng hở có hệ thống

quạt gió ở đầu và giữa dãy chuồng đồng thời còn chịu một số ảnh hưởng của

sự biến đổi của khí hậu và vì đây là giống gà địa phương rất nhạy cảm với

tiếng động lớn nên trong những ngày này lượng trứng của gà sẽ giảm xuống nhưng không đáng kể.

4.2 Ảnh hưởng của các mức độ protein lên năng suất và chất lượng

trứng

4.2.1 Ảnh hưởng của các mức độ protein lên tỉ lệ đẻ, tăng trọng và hiệu quả thức ăn hiệu quả thức ăn

Các mức độ protein không ảnh hưởng lên tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng (g), khối lượng trứng (g/gà/ngày) và hiệu quả sử dụng thức ăn. Chỉ riêng mức tăng

trọng có sự khác biệt, được thể hiện cụ thể qua Bảng 4.1 và Hình 4.1, Hình 4.2.

Các mức độ protein không ảnh hưởng lên tỉ lệ đẻ (%) của gà Ác (P=0,18). Kết quả lần lượt là: NTDC (57,16%); CPT (58,29%); CPV (54,76%) và CPC (56,44%). Theo Lâm Minh Thuận (2003), tỷ lệ đẻ của gà Ác ở cả 4 nghiệm thức đều đạt mức tương đương so với tỷ lệ đẻ của gà tàu vàng (48,3-61,3%) ở cùng tuần tuổi.

Các mức độ protein không ảnh hưởng lên khối lượng trứng (g) có ý nghĩa thống kê (P=0,76), khối lượng trứng của từng nghiệm thức lần lượt là 34,48 g (NTDC); 34,25 g (CPT); 34,74 g (CPV) và 34,67 g (CPC). Theo Lã Thị

Thu Minh (2000) thì khối lượng trứng của 4 nghiệm thức đều thấp so với khối

lượng trứng của gà Tàu Vàng (>38 g). Vì gà Ác đẻ trong thí nghiệm có khối lượng (0,9±0,1 kg) nhỏ hơn gà Tàu Vàng.

Khối lượng trứng (g/gà/ngày) cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (P=0,43), kết quả phân tích thống kê của 4 nghiệm thức lần lượt là: NTDC (19,71 g); CPT (19,96 g); CPV (19,02 g) và CPC (19,55 g).

Các mức độ protein không ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng thức ăn (P=0,15), kết quả của từng nghiệm thức lần lượt là NTDC (2,97); CPT (2,09); CPV (3,02) và CPC (2,86). Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy CPT có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất do CPT có tỷ lệ đẻ cao nhất và CPV có tỷ lệ đẻ thấp nhất nên hiệu quả sử dụng thức ăn kém nhất.

Hình 4.1: Ảnh hưởng các mức protein lên khối lượng trứng, (g/gà/ngày) và

hiệu quả sử dụng thức ăn.

Tăng trọng (g): chỉ tiêu này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức

có ý nghĩa thống kê (P=0,01). Với mức độ đạm 16,5% thì CPV có mức tăng

trọng cao nhất 72,36 g và thấp nhất là CPC (47,86 g).

Bảng 4.1. Ảnh hưởng các mức độ protein lên tỉ lệ đẻ, tăng trọng và hiệu quả sử

dụng thức ăn Chỉ tiêu NTDC CPT CPV CPC P SEM Tỉ lệ đẻ, % 57,16 58,29 54,76 56,44 0,18 1,12 KL trứng, g 34,48 34,25 34,74 34,67 0,76 0,36 KL trứng, g/gà/ngày 19,71 19,96 19,02 19,55 0,43 0,41 HQTA 2,97 2,90 3,02 2,86 0,15 0,05 Tăng trọng, g 72,10a 67,10ab 72,36a 47,86b 0,01 5,64

Ghi chú: KL:khối lượng, HQTA (g/g): hiệu quả sử dụng thức ăn=(TTTA, g/ngày:KL trứng, g/gà/ngày), SEM: sai số chuẩn của số trung bình, các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ cáia, b khác nhau thì có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hình 4.2: Ảnh hưởng các mức protein lên tỷ lệ đẻ và mức tăng trọng.

4.2.2 Ảnh hưởng các mức độ protein lên tiêu tốn thức ăn, dưỡng chất và năng lượng ăn vào. và năng lượng ăn vào.

Các mức độ protein ảnh hưởng lên tiêu tốn thức ăn (g/ngày), dưỡng chất và năng lượng ăn vào. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn (g/trứng) là không có ảnh hưởng, được thể hiện qua Bảng 4.2 và Hình 4.3; 4.4.

Tiêu tốn thức ăn (g/ngày): sự khác biệt giữa các nghiệm thức về mức độ đạm đã làm ảnh hưởng đến mức tiêu tốn thức ăn (P<0,01). Kết quả phân tích

thống kê cho thấy CPC có mức tiêu tốn thức ăn thấp nhất 55,60 g/ngày, còn các nghiệm thức khác có mức tiêu tốn thức ăn gần như tương đương nhau có

kết quả: NTDC, CPT và CPV lần lượt là 58,36 g/ngày; 57,75 g/ngày và 57,39 g/ngày.

Tiêu tốn thức ăn (g/trứng): qua kết quả thống kê Bảng 4.2 cho thấy các mức protein không ảnh hưởng lên tiêu tốn thức ăn (P=0,15). Các nghiệm thức

có mức tiêu tốn thức ăn gần như tương đương, theo thứ tự giảm dần của các nghiệm thức là: CPV (107,66 g/trứng); NTDC (105,30 g/trứng) kế đến là CPT (102,66 g/trứng) và cuối cùng là CPC (102,21 g/trứng).

Hình 4.3: Các mức tiêu tốn thức ăn

Các mức protein ảnh hưởng lên vật chất khô ăn vào (g/ngày) của các

nghiệm thức (P<0,01). Kết quả phân tích thống kê cho thấy NTDC có mức vật

chất khô ăn vào cao nhất 52,21 g/ngày và thấp nhất là CPC là 49,59 g/ngày. Các mức độ protein (g/ngày) có ảnh hưởng lên lượng CP ăn vào của từng

nghiệm thức (P<0,01), cụ thể là CPC có lượng protein ăn vào 9,67g/ngày là cao nhất, tiếp đến là NTDC (9,40 g/ngày); CPV (9,36 g/ngày) và thấp nhất là CPT (9,10 g/ngày).

Tương tự các mức protein ảnh hưởng lên mức năng lượng ăn vào (Kcal/kg) của các nghiệm thức (P<0,01). Cụ thể các mức năng lượng ăn vào là: CPC có mức năng lượng ăn vào thấp nhất 146,48 kcal/ngày, cao nhất ở

NTDC (165,55 kcal/ngày), còn lại là CPT và CPV có mức năng lượng ăn vào lần lượt là 151,48 kcal/ngày và 151,83 kcal/ngày.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng các mức độ protein lên tiêu tốn thức ăn, dưỡng chất và năng

lượng ăn vào

Ghi chú: TTTA: tiêu tốn thức ăn, DM: vật chất khô, CP: protein, ME: năng lượng, SEM: sai số chuẩn của số trung bình, các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ cáia, b khác nhau thì có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Ăn vào, g/ngày NTDC CPT CPV CPC P SEM

TTTA 58,36a 57,75a 57,39a 55,60b <0,01 0,35 TTTA, g/trứng 105,30 102,66 107,66 102,21 0,15 1,82 DM 52,21a 51,39a 51,03a 49,59b <0,01 0,32

CP 9,40b 9,10c 9,36b 9,67a <0,01 0,07

Hình 4.4: Ảnh hưởng các mức protein lên mức năng lượng và số lượng protein ăn vào lên các khẩu phần thí nghiệm.

4.2.3 Ảnh hưởng các mức độ protein lên chất lượng trứng

Các mức độ protein không ảnh hưởng lên chỉ tiêu về chất lượng trứng

của gà Ác, chỉ riêng màu lòng đỏ là có ảnh hưởng. Được thể hiện qua Bảng

4.3 và Hình 4.5; Hình 4.6.

Sự thay đổi các mức độ đạm đã không ảnh hưởng lên khối lượng trứng

khảo sát của các nghiệm thức (P=0,49). Khối lượng trứng của các khẩu phần tương đương nhau, lần lượt xếp theo thứ tự giảm dần: cao nhất là CPC (37,54 g); kế đến là CPT (37,02 g) và NTDC (36,98 g) còn thấp nhất là CPV (36,74 g).

Mặc dù các mức độ protein không ảnh hưởng lên chỉ số hình dáng (P=0,08). Nhưng theo Lã Thị Thu Minh (1995), thì cả 4 nghiệm thức đều có

chỉ số hình dáng đạt tiêu chuẩn (71-75). Trong đó CPC có chỉ số hình dáng cao nhất là 78,16; kế đến là NTDC (77,74) và CPT (77,49) và thấp nhất là CPV có chỉ số hình dáng (76,48).

Cả 4 nghiệm thức đều có chỉ số lòng trắng đặc gần bằng nhau, không có ý nghĩa thống kê (P=0,95). Nhưng theo Nguyễn Thị Mai (2009), thì chỉ số

lòng trắng đặc của cả 4 nghiệm thức đều đạt tiêu chuẩn (≥0,08). Kết quả phân

tích thống kê cho thấy NTDC và CPT có chỉ số lòng trắng đặc bằng nhau 0,10

còn CPV và CPC thì bằng 0,09. Điều này cho thấy rằng chỉ số lòng trắng đặc

Tương tự các mức độ protein không có ảnh hưởng lên chỉ số lòng đỏ của

các nghiệm thức (P=0,09). Theo kết quả phân tích thống kê thì các NTDC, CPT, CPV và CPC có kết quả lần lượt là 0,44; 0,45 ; 0,45 và 0,46. Tuy nhiên theo Lã Thị Thu Minh (1995) thì cả 4 nghiệm thức đều có chỉ số lòng đỏ đạt

tiêu chuẩn (≥0,4).

Tỷ lệ lòng trắng: các mức độ protein không có ảnh hưởng lên tỷ lệ lòng trắng của các nghiệm thức (P=0,99). Kết quả phân tích thống kê cho thấy cả 4

nghiệm thức có tỷ lệ lòng trắng gần như tương đương nhau: NTDC (53,48%); CPT (53,42%); tiếp theo là CPV (53,46%) và cuối cùng là CPC (53,57%). Cả 4

nghiệm thức đều có tỷ lệ lòng trắng thấp hơn qui định của Nguyễn Đức Hưng

(2006) là lớn hơn 58,5%.

Tỷ lệ lòng đỏ của các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (P=0,99). Tỷ lệ lòng đỏ giữa các nghiệm thức có khuynh hướng tương đương nhau, có kết quả lần lượt là: NTDC (33,17%); CPT (33,03%); CPV (33,14%) và CPC (33,22%). Tuy nhiên theo Nguyễn Đức Hưng (2006), thì tỷ lệ lòng đỏ của 4 nghiệm thức đều đạt tiêu chuẩn (>30%).

Các mức độ protein không ảnh hưởng lên chỉ số Haugh có ý nghĩa thống

kê (P=0,68). Theo thứ tự giảm dần các nghiệm thức có chỉ số Haugh lần lượt

là: CPV (85,42); CPC (84,97); CPT (84,32) và NTDC (83,65).

Hình 4.5: So sánh CS hình dáng và chỉ số Haugh của từng nghiệm thức.

Tỷ lệ vỏ: qua bảng 4.3 cho thấy không có sự ảnh hưởng của các mức độ

của tỷ lệ vỏ giữa các nghiệm thức gần như là tương đương nhau, cụ thể là: NTDC (13,35%); CPT (13,55%); CPV (13,40%) và CPC (13,20%). Tỷ lệ vỏ

phụ thuộc rất lớn vào lượng Ca có trong thức ăn, vậy tỷ lệ vỏ của 4 nghiệm

thức đều cao hơn qui định của Nguyễn Đức Hưng (2006) là cao hơn 11,5%.

Các mức protein không ảnh hưởng lên độ dày vỏ (mm) có ý nghĩa thống

kê (P=0,9). Kết quả phân tích thống kê cho thấy độ dày vỏ của 4 nghiệm thức

nằm trong khoảng 0,361-0,365 mm, đều nằm trong mức cho phép của Nguyễn Đức Hưng (2006) là 0,25-0,55 mm.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng các mức độ protein lên chất lượng trứng

Chỉ tiêu NTDC CPT CPV CPC P SEM KL trứngkhảo sát, g 36,98 37,02 36,74 37,54 0,49 0,38 CS hình dáng 77,74 77,49 76,48 78,16 0,08 0,45 CS lòng trắng đặc 0,09 0,09 0,10 0,10 0,95 <0,01 CS lòng đỏ 0,44 0,45 0,45 0,46 0,09 <0,01 Tỷ lệ lòng trắng 53,48 53,42 53,46 53,57 0,99 0,53 Tỷ lệ lòng đỏ 33,17 33,03 33,14 33,22 0,99 0,46 Màu lòng đỏ 6,40b 6,50b 7,63a 6,97ab <0,01 0,24 Đơn vị Haugh 83,65 84,32 85,42 84,97 0,68 1,08 Tỷ lệ vỏ 13,35 13,55 13,40 13,20 0,71 0,21 Độ dày vỏ, mm 0,361 0,365 0,362 0,363 0,9 <0,01

Ghi chú: KL: trọng lượng, CS: chỉ số, SEM: sai số chuẩn của số trung bình, các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ cáia, b

khác nhau thì có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua kết quả thống kê cho thấy: thì CPT có tỷ lệ đẻ 58,29% cao nhất, hiệu

quả sử dụng thức ăn tốt nhất, tiếp đến là NTDC với mức protein là 16,0% thì có tỷ lệ đẻ là 57,16% và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt. CPC protein ở mức

17,5% có tỷ lệ đẻ là 56,44% và cuối cùng là CPV với mức protein là 16,5% thì có tỷ lệ đẻ thấp nhất 54,76%, đồng thời cũng có hiệu quả sử dụng thức ăn kém

nhất. Cả 4 nghiệm thức đều có chất lượng trứng tương đương nhau và đều đạt

tiêu chuẩn.

4.3 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần trong thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế được tính dựa trên tổng tiền cho chi phí thức ăn và tổng

tiền bán trứng thu được của từng nghiệm thức. Được thể hiện rõ qua bảng 4.4:

Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức ứng từng khẩu phần.

Ghi chú: TTTA: tiêu tốn thức ăn, giá trứng: 1.950đ/quả.

Xét về tổng chi phí thức ăn trong suốt quá trình thí nghiệm: NTDC có

chi phí thức ăn cao nhất là 9.910.300 đồng và thấp nhất là CPT có chi phí thức ăn là 7.405.678 đồng, còn chi phí thức ăn của hai nghiệm thức CPV và CPC lần lượtlà: 7.562.946 đồng, 7.514.864 đồng. Do nghiệm thức đối chứng có chi phí thức ăn cao là do lượng TTTA/gà/ngày là cao nhất 58,36g/gà/ngày và do đây

là khẩu phần được dùng thức ăn của công ty CP để cho gà ăn, còn các khẩu

phần còn lại đều sử dụng thức ăn tự trộn theo từng công thức khẩu phần với

các mức độ đạm khác nhau.

Tổng tiền bán trứng được tính bằng tổng số trứng đẻ hằng ngày nhân với giá trứng bán sỉ là 1.950 đồng. Qua bảng 4.4 cho thấy tiền bán trứng ở CPT là cao nhất 18.957.900 đồng và thấp nhất là CPV 17.700.150 đồng. Vậy CPT có tỷ lệ đẻ cao nhất nên có tổng tiền bán trứng cao nhất và CPV có tỷ lệ đẻ thấp nhất

nên sẽ cho tổng tiền thu được trong bán trứng sẽ thấp nhất.

Chênh lệch thu chi: qua Bảng 4.4 cho thấy CPT có tổng chi phí thức ăn

thấp nhất, đồng thời có tổng tiền thu được từ bán trứng là cao nhất do tỷ lệ đẻ

Nghiệm thức NTDC CPT CPV CPC

Số ngày thí nghiệm, ngày 56 56 56 56

Số gà thí nghiệm, con 300 300 300 300 Tiền 1kg thức ăn, đồng 10.200 7.690 7.950 8.110 TTTA/ gà/ngày, g 58,36 57,75 57,39 55,60 Tỷ lệ đẻ, % 57,16 58,29 54,76 56,44 Tiêu tốn thức ăn toàn kỳ, kg 971,598 963,027 951,314 926,617 Tổng chi phí thức ăn, đồng 9.910.300 7.405.678 7.562.946 7.514.864 Tổng số trứng toàn kỳ, quả 9.513 9.722 9.077 9.308 Tổng tiền bán trứng, đồng 18.550.350 18.957.900 17.700.150 18.150.600

cao nhất và có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất nên có chênh lệch thu chi

11.552.222 đồng là cao nhất và thấp nhất là NTDC có chênh lệch thu chi là

8.640.050 đồng do chi phí thức ăn cao (giá thành 1kg thức ăn 10.200 đồng) và có hiệu quả sử dụng thức ăn kém.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết Luận

Nên sử dụng khẩu phần có mức độ đạm 15,5% vào trong chăn nuôi gà Ác đẻ trứng thương phẩm vì khẩu phần này gà có tỷ lệ đẻ cao, hiệu quả sử

dụng thức ăn tốt, chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn và cho hiệu quả kinh tế cao.

5.2 Đề Nghị

Tiếp tục nghiên cứu đề tài này với các mức độ acid amin thiết yếu và kết

hợp với các mức năng lượng để có những đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chúng lên năng suất và chất lượng trứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 2001. Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm. NXB Nông

Nghiệp Hà Nội. 283 trang.

Dương Thanh Liêm, 2003. Chăn nuôi gia cầm, ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

223 trang.

Đào Đức Long, 2004. Sinh học về các giống gia cầm ở Việt Nam. NXB Khoa Học và

Kỹ Thuật. 237 trang.

Hoàng Toàn Thắng & Phạm Đức Chương, 2004. Nghiên cứu đặc diểm sinh học và sinh sản của giống gà Tre nuôi ở Thái Nguyên. Tạp chí Nông Nghiệp và phát triển

nông thôn. NXB LĐXH Hà Nội.

Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004. Cẩm nang chăn nuôi gia súc-gia cầm. NXB Nông

nghiệp Hà Nội. 510 trang.

Hội Gà Nòi Việt Nam, 2003. Gà nòi Việt Nam,

http://www.ganoi.com/viet/vietganoi.html.

Lã Thị Thu Minh, 1995. Bài giảng chăn nuôi gia cầm. Đại Học Cần Thơ.

Lã Thị Thu Minh, 2000. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Đại học Cần Thơ.

Lâm Minh Thuận, 2003. Chọn lọc nâng cao sức sinh sản của các gia đình gà Tàu

Vàng. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp 4: 93-95

Lê Hồng Mận và Bùi Thị Lan Hương Minh, 1989. Sinh lý gia cầm. NXB Hà Nội.

Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương, 1999. Nuôi gà gia đình. NXB Nông Nghiệp.

Lê Minh Hoàng, 2002. Kỹ thuật nuôi gà thả vườn năng suất cao. NXB Hà Nội. 180 trang.

Lưu Hữu Mãnh, Võ Ái Quốc, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2013. Giáo trình dinh

dưỡng gia súc, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Đức Hưng, 2006. Giáo trình chăn gia cầm, ĐH Nông Lâm Huế.

Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, 2003. Bí quyết thành công chăn nuôi gà.

Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 1996. Giáo trình dinh dưỡng gia súc, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh, 2009. Giáo trình chăn nuôi gia cầm.

NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng các mức protein lên năng suất sinh sản của gà ác (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)