L ỜI CAM ĐOAN
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Địa điểm thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện tại Trại Chăn Nuôi Gà
Đẻ Trứng Thương Phẩm tại Ấp 1, xã Trung An, TP Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: thí nghiệm được thực hiện từ 28/07 – 06/10/2013.
3.1.2 Chuồng trại
Gà nuôi thí nghiệm được nuôi ở dạng chuồng hở, có hệ thống làm mát với hệ thống quạt ở dầu dãy và ở giữa dãy, gồm có 4 dãy chuồng nuôi. Trại được xây dựng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Hình 3.1: Trại gà nuôi thí nghiệm
Trại nuôi thí nghiệm cách lộ lớn 2 km, mái chuồng nuôi được lợp tole.
Mỗi dãy chuồng có 2 tầng xếp chuồng lên nhau, kích thước mỗi ô chuồng
40x45 cm và mỗi ô nuôi 5 gà Ác đẻ.
Máng ăn được đặt phía trên, nằm ở phía trước lồng, cách máng hứng
trứng 10cm và được làm bằng nhựa.
Gà uống nước tự do bằng núm uống tự động gắn vào ống nhựa, phía dưới có đặt máng hứng nước.
3.1.3 Động vật thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên 1200 con gà ác đẻ trứng thương phẩm, ở giai đoạn 24 tuần tuổi, đã được tiêm ngừa và tẩy ký sinh trùng đầy đủ.
Hình 3.3: Gà nuôi thí nghiệm
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm và các khẩu phần thí nghiệm
Thức ăn gồm có cám, tấm, bắp, bột cá, bánh dầu nành, premix khoáng và vitamin được phối hợp thành 3 công thức có tỉ lệ protein lần lượt là 15,5%; 16,5%; 17,5%. Các thành phần hóa học khác nhất là ME phải tương đương
nhau (chỉ có CP là khác). Riêng khẩu phần đối chứng được sử dụng thức ăn
của công ty CP có hàm lượng CP là 16,0%. Công thức phối hợp khẩu phần và thành phần hóa học của các khẩu phần được thể hiện qua Bảng 3.1 và 3.2.
Hình 3.5: Thức ăn của từng nghiệm thức
Các khẩu phần nuôi thí nghiệm:
Khẩu phần đối chứng: khẩu phần có mức protein 16,0% (NTDC)
Khẩu phần 1: khẩu phần có mức protein 15,5% (CPT) Khẩu phần 2: khẩu phần có mức protein 16,5% (CPV) Khẩu phần 3: khẩu phần có mức protein 17,5% (CPC) Bảng 3.1: Công thức phối hợp khẩu phần thức ăn
Nguyên liệu, % CPT CPV CPC Bắp 50 50 48 Cám gạo 19,33 16,63 15,73 Bánh dầu đậu nành 19,8 21 23 Bột cá 0,5 2 2,5 Bột sò 2,37 2,37 2,37 Đá hạt 5 5 5 Mỡ cá 0 0 0,4 Premix gà đẻ 3 3 3 Tổng 100 100 100
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và dưỡng chất thức ăn của các khẩu phần
Thành phần hóa học, % NTDC(1) CPT CPV CPC DM 89,45 88,98 88,92 89,19 CP 16,11 15,75 16,2 17,39 EE 5,89 4,04 4,42 4,28 Ca 6,73 6,49 8,24 7,87 P 1,99 2,08 2,17 2,00 ME (Kcal/kg) 2836 2623 2647 2634
Ghi chú: ME: năng lượng trao đổi ; (1): thức ăn hỗn hợp Hidro do công ty CP sản xuất cho gà Ác đẻ (18 tuần tuổi - loại thải)
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm gồm: cân đồng hồ, cân điện tử, quạt so màu Roche,
thước kẹp, máng ăn, núm uống, sô, xe đẩy, thước đo độ dày vỏ và một số dụng
cụ phân tích ở phòng thí nghiệm.
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4
nghiệm thức là: khẩu phần đối chứng (NTDC: 16,0%) là nghiệm thức sử dụng
thức ăn của công ty CP, protein thấp (CPT:15,5%), protein vừa (CPV: 16,5%), protein cao (CPC: 17,5%), lập lại 10 lần, có tổng cộng 40 đơn vị thí nghiệm,
mỗi đơn vị thí nghiệm là 6 ô chuồng nuôi và mỗi ô chuồng nuôi có 5 con gà mái có tổng cộng là 1200 con gà mái ở tuần tuổi thứ 24.
3.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng
Tất cả gà nuôi thí nghiệm được chăm sóc và nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, nhưng với từng khẩu phần thức ăn khác nhau. Gà được cho ăn 2
lần/ngày với lượng thức ăn tương đương nhau. Buổi sáng cho gà ăn lúc 4h30’
và buổi chiều cho gà ăn lúc 14h30’. Thức ăn thừa được gom lại và cân trước khi cho gà ăn vào buổi chiều, rồi sau đó cân thức ăn mới cho vào máng ăn.
Máng ăn, máng uống được vệ sinh mỗi ngày. Phân được hốt 2 lần/tuần và được để ráo sau đó bán làm phân bón.
Trứng được thu lượm 2 lần/ngày vào lúc 10h30’ và lúc chiều 17h30’ sau đó cân để lấy số liệu mỗi ngày.
3.2.3 Phòng bệnh
Gà đã được tiêm phòng và tẩy ký sinh trước khi tiến hành thí nghiệm.
3.2.4 Cách lấy mẫu trứng
Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần, gà được nuôi từ tuần tuổi 24 đến tuần tuổi 33 mẫu trứng được lấy trong 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 4 tuần,
mỗi nhiệm thức lấy 2 quả, lấy liên tục trong 3 ngày, sau đó chọn ra 3
Hình 3.6: Trứng gà Ác
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 3.3.1 Tăng trọng gà mái đẻ 3.3.1 Tăng trọng gà mái đẻ
Là tăng trọng được tính từ trọng lượng khi kết thúc thí nghiệm trừ cho
trọng lượng khi bắt đầu thí nghiệm.
Từ sau giai đoạn nuôi thích nghi là hai tuần đầu thì bắt đầu lấy chỉ tiêu
cho đến cuối đợt thí nghiệm.
3.3.2 Tỷ lệ đẻ
Hằng ngày đếm và cân số trứng của tất cả gà thí nghiệm trên từng ô
chuồng.
Tổng số trứng/ ô chuồng
Tỷ lệ đẻ (%) =
Số gà/ ô chuồng × Số ngày thí nghiệm
3.3.3 Tiêu tốn thức ăn, g/gà/ngày
Mỗi buổi sáng cân khối lượng thức ăn cho vào máng và cân lại thức ăn
thừa vào chiều hôm sau. Từ đó tính được lượng thức ăn hàng ngày, sau đó tính
tỷ lệ tiêu tốn thức ăn.
Lượng thức ăn ăn vào (g) = Lượng thức ăn cho ăn (g) – lượng thức ăn
thừa (g).
Lượng thức ăn ăn vào/ô chuồng (ngày) Tiêu tốn thức ăn, g/con/ngày =
3.3.4 Tiêu tốn thức ăn, g/gà/trứng
Tổng lượng thức ăn ăn vào (g) Tiêu tốn thức ăn, g/trứng =
Tổng số trứng đẻ ra trong thời gian thí nghiệm
3.3.5 Khối lượng trứng, g và khối lượng trứng, g/gà/ngày
Tổng khối lượng trứng/ô chuồng
Khối lượng trứng, g =
Tổng số trứng/ô chuồng
Khối lượng trứng, g/gà/ngày = Tỷ lệ đẻ (%) x khối lượng trứng (g)
3.3.6 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Tiêu tốn thức ăn (g/ngày) Hiệu quả thức ăn, g/g =
Khối lượng trứng, g/gà/ngày
3.4 Chỉ tiêu về chất lượng trứng Chỉ số hình dáng Chỉ số hình dáng
Chiều rộng quả trứng (cm)
Chỉ số hình dáng = x 100 Chiều dài quả trứng (cm)
Chỉ số lòng đỏ
Chiều cao lòng đỏ (cm)
Chỉ số lòng đỏ =
Đường kính trung bình của lòng đỏ (cm)
Chỉ số lòng trắng
Chiều cao của lòng trắng đặc (cm)
Chỉ số lòng trắng =
Đường kính trung bình của lòng trắng đặc (cm)
Độ dày vỏ (mm): đo độ dày vỏ trứng bằng thước chuyên dụng, không
tách rời màng vỏ trứng ra. Độ dày vỏ được tính trung bình dựa trên 3 điểm: đầu lớn, xích đạo và đầu nhỏ của quả trứng.
Đơn vị Haugh (Haugh Unit, HU): là đơn vị dùng để đánh giá chất lượng lòng trắng.
HU = 100x log(T- 1,7x W0,37+ 7,57) T(mm): chiều cao lòng trắng đặc
W (g): trọng lượng trứng
Màu lòng đỏ: được xác định bằng quạt so màu Roche.
Tỷ lệ các thành phần của quả trứng: tách riêng các thành phần bao gồm:
lòng đỏ, lòng trắng và vỏ trứng. Sau đó cân trọng lượng từng thành phần, tỷ lệ
thành phần của từng quả trứng được tính bằng cách lấy khối lượng của thành phần đó chia cho khối lượng quả trứng.
3.5 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được tính bằng tổng số tiền bán trứng trừ đi tổng chi phí
thức ăn.
3.6 Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel, sau đó được phân tích phương sai bằng mô hình Tuyến tính tổng quát (General Linear
Model) của chương trình Minitab 16.1.0. Để xác định mức độ khác biệt ý
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm
Trong suốt quá trình thí nghiệm không có dịch bệnh xảy ra, đàn gà khỏe
mạnh. Năng suất đẻ trứng của đàn gà tương đối ổn định, gà chỉ đẻ trứng giảm
trong những ngày nắng nóng do gà được nuôi ở kiểu chuồng hở có hệ thống
quạt gió ở đầu và giữa dãy chuồng đồng thời còn chịu một số ảnh hưởng của
sự biến đổi của khí hậu và vì đây là giống gà địa phương rất nhạy cảm với
tiếng động lớn nên trong những ngày này lượng trứng của gà sẽ giảm xuống nhưng không đáng kể.
4.2 Ảnh hưởng của các mức độ protein lên năng suất và chất lượng
trứng
4.2.1 Ảnh hưởng của các mức độ protein lên tỉ lệ đẻ, tăng trọng và hiệu quả thức ăn hiệu quả thức ăn
Các mức độ protein không ảnh hưởng lên tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng (g), khối lượng trứng (g/gà/ngày) và hiệu quả sử dụng thức ăn. Chỉ riêng mức tăng
trọng có sự khác biệt, được thể hiện cụ thể qua Bảng 4.1 và Hình 4.1, Hình 4.2.
Các mức độ protein không ảnh hưởng lên tỉ lệ đẻ (%) của gà Ác (P=0,18). Kết quả lần lượt là: NTDC (57,16%); CPT (58,29%); CPV (54,76%) và CPC (56,44%). Theo Lâm Minh Thuận (2003), tỷ lệ đẻ của gà Ác ở cả 4 nghiệm thức đều đạt mức tương đương so với tỷ lệ đẻ của gà tàu vàng (48,3-61,3%) ở cùng tuần tuổi.
Các mức độ protein không ảnh hưởng lên khối lượng trứng (g) có ý nghĩa thống kê (P=0,76), khối lượng trứng của từng nghiệm thức lần lượt là 34,48 g (NTDC); 34,25 g (CPT); 34,74 g (CPV) và 34,67 g (CPC). Theo Lã Thị
Thu Minh (2000) thì khối lượng trứng của 4 nghiệm thức đều thấp so với khối
lượng trứng của gà Tàu Vàng (>38 g). Vì gà Ác đẻ trong thí nghiệm có khối lượng (0,9±0,1 kg) nhỏ hơn gà Tàu Vàng.
Khối lượng trứng (g/gà/ngày) cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P=0,43), kết quả phân tích thống kê của 4 nghiệm thức lần lượt là: NTDC (19,71 g); CPT (19,96 g); CPV (19,02 g) và CPC (19,55 g).
Các mức độ protein không ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng thức ăn (P=0,15), kết quả của từng nghiệm thức lần lượt là NTDC (2,97); CPT (2,09); CPV (3,02) và CPC (2,86). Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy CPT có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất do CPT có tỷ lệ đẻ cao nhất và CPV có tỷ lệ đẻ thấp nhất nên hiệu quả sử dụng thức ăn kém nhất.
Hình 4.1: Ảnh hưởng các mức protein lên khối lượng trứng, (g/gà/ngày) và
hiệu quả sử dụng thức ăn.
Tăng trọng (g): chỉ tiêu này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức
có ý nghĩa thống kê (P=0,01). Với mức độ đạm 16,5% thì CPV có mức tăng
trọng cao nhất 72,36 g và thấp nhất là CPC (47,86 g).
Bảng 4.1. Ảnh hưởng các mức độ protein lên tỉ lệ đẻ, tăng trọng và hiệu quả sử
dụng thức ăn Chỉ tiêu NTDC CPT CPV CPC P SEM Tỉ lệ đẻ, % 57,16 58,29 54,76 56,44 0,18 1,12 KL trứng, g 34,48 34,25 34,74 34,67 0,76 0,36 KL trứng, g/gà/ngày 19,71 19,96 19,02 19,55 0,43 0,41 HQTA 2,97 2,90 3,02 2,86 0,15 0,05 Tăng trọng, g 72,10a 67,10ab 72,36a 47,86b 0,01 5,64
Ghi chú: KL:khối lượng, HQTA (g/g): hiệu quả sử dụng thức ăn=(TTTA, g/ngày:KL trứng, g/gà/ngày), SEM: sai số chuẩn của số trung bình, các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ cáia, b khác nhau thì có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 4.2: Ảnh hưởng các mức protein lên tỷ lệ đẻ và mức tăng trọng.
4.2.2 Ảnh hưởng các mức độ protein lên tiêu tốn thức ăn, dưỡng chất và năng lượng ăn vào. và năng lượng ăn vào.
Các mức độ protein ảnh hưởng lên tiêu tốn thức ăn (g/ngày), dưỡng chất và năng lượng ăn vào. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn (g/trứng) là không có ảnh hưởng, được thể hiện qua Bảng 4.2 và Hình 4.3; 4.4.
Tiêu tốn thức ăn (g/ngày): sự khác biệt giữa các nghiệm thức về mức độ đạm đã làm ảnh hưởng đến mức tiêu tốn thức ăn (P<0,01). Kết quả phân tích
thống kê cho thấy CPC có mức tiêu tốn thức ăn thấp nhất 55,60 g/ngày, còn các nghiệm thức khác có mức tiêu tốn thức ăn gần như tương đương nhau có
kết quả: NTDC, CPT và CPV lần lượt là 58,36 g/ngày; 57,75 g/ngày và 57,39 g/ngày.
Tiêu tốn thức ăn (g/trứng): qua kết quả thống kê Bảng 4.2 cho thấy các mức protein không ảnh hưởng lên tiêu tốn thức ăn (P=0,15). Các nghiệm thức
có mức tiêu tốn thức ăn gần như tương đương, theo thứ tự giảm dần của các nghiệm thức là: CPV (107,66 g/trứng); NTDC (105,30 g/trứng) kế đến là CPT (102,66 g/trứng) và cuối cùng là CPC (102,21 g/trứng).
Hình 4.3: Các mức tiêu tốn thức ăn
Các mức protein ảnh hưởng lên vật chất khô ăn vào (g/ngày) của các
nghiệm thức (P<0,01). Kết quả phân tích thống kê cho thấy NTDC có mức vật
chất khô ăn vào cao nhất 52,21 g/ngày và thấp nhất là CPC là 49,59 g/ngày. Các mức độ protein (g/ngày) có ảnh hưởng lên lượng CP ăn vào của từng
nghiệm thức (P<0,01), cụ thể là CPC có lượng protein ăn vào 9,67g/ngày là cao nhất, tiếp đến là NTDC (9,40 g/ngày); CPV (9,36 g/ngày) và thấp nhất là CPT (9,10 g/ngày).
Tương tự các mức protein ảnh hưởng lên mức năng lượng ăn vào (Kcal/kg) của các nghiệm thức (P<0,01). Cụ thể các mức năng lượng ăn vào là: CPC có mức năng lượng ăn vào thấp nhất 146,48 kcal/ngày, cao nhất ở
NTDC (165,55 kcal/ngày), còn lại là CPT và CPV có mức năng lượng ăn vào lần lượt là 151,48 kcal/ngày và 151,83 kcal/ngày.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng các mức độ protein lên tiêu tốn thức ăn, dưỡng chất và năng
lượng ăn vào
Ghi chú: TTTA: tiêu tốn thức ăn, DM: vật chất khô, CP: protein, ME: năng lượng, SEM: sai số chuẩn của số trung bình, các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ cáia, b khác nhau thì có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Ăn vào, g/ngày NTDC CPT CPV CPC P SEM
TTTA 58,36a 57,75a 57,39a 55,60b <0,01 0,35 TTTA, g/trứng 105,30 102,66 107,66 102,21 0,15 1,82 DM 52,21a 51,39a 51,03a 49,59b <0,01 0,32
CP 9,40b 9,10c 9,36b 9,67a <0,01 0,07
Hình 4.4: Ảnh hưởng các mức protein lên mức năng lượng và số lượng protein ăn vào lên các khẩu phần thí nghiệm.
4.2.3 Ảnh hưởng các mức độ protein lên chất lượng trứng
Các mức độ protein không ảnh hưởng lên chỉ tiêu về chất lượng trứng
của gà Ác, chỉ riêng màu lòng đỏ là có ảnh hưởng. Được thể hiện qua Bảng
4.3 và Hình 4.5; Hình 4.6.
Sự thay đổi các mức độ đạm đã không ảnh hưởng lên khối lượng trứng
khảo sát của các nghiệm thức (P=0,49). Khối lượng trứng của các khẩu phần tương đương nhau, lần lượt xếp theo thứ tự giảm dần: cao nhất là CPC (37,54 g); kế đến là CPT (37,02 g) và NTDC (36,98 g) còn thấp nhất là CPV (36,74 g).
Mặc dù các mức độ protein không ảnh hưởng lên chỉ số hình dáng (P=0,08). Nhưng theo Lã Thị Thu Minh (1995), thì cả 4 nghiệm thức đều có
chỉ số hình dáng đạt tiêu chuẩn (71-75). Trong đó CPC có chỉ số hình dáng cao nhất là 78,16; kế đến là NTDC (77,74) và CPT (77,49) và thấp nhất là CPV có chỉ số hình dáng (76,48).
Cả 4 nghiệm thức đều có chỉ số lòng trắng đặc gần bằng nhau, không có ý nghĩa thống kê (P=0,95). Nhưng theo Nguyễn Thị Mai (2009), thì chỉ số
lòng trắng đặc của cả 4 nghiệm thức đều đạt tiêu chuẩn (≥0,08). Kết quả phân
tích thống kê cho thấy NTDC và CPT có chỉ số lòng trắng đặc bằng nhau 0,10
còn CPV và CPC thì bằng 0,09. Điều này cho thấy rằng chỉ số lòng trắng đặc
Tương tự các mức độ protein không có ảnh hưởng lên chỉ số lòng đỏ của
các nghiệm thức (P=0,09). Theo kết quả phân tích thống kê thì các NTDC, CPT, CPV và CPC có kết quả lần lượt là 0,44; 0,45 ; 0,45 và 0,46. Tuy nhiên theo Lã Thị Thu Minh (1995) thì cả 4 nghiệm thức đều có chỉ số lòng đỏ đạt
tiêu chuẩn (≥0,4).
Tỷ lệ lòng trắng: các mức độ protein không có ảnh hưởng lên tỷ lệ lòng trắng của các nghiệm thức (P=0,99). Kết quả phân tích thống kê cho thấy cả 4
nghiệm thức có tỷ lệ lòng trắng gần như tương đương nhau: NTDC (53,48%); CPT (53,42%); tiếp theo là CPV (53,46%) và cuối cùng là CPC (53,57%). Cả 4
nghiệm thức đều có tỷ lệ lòng trắng thấp hơn qui định của Nguyễn Đức Hưng
(2006) là lớn hơn 58,5%.
Tỷ lệ lòng đỏ của các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa