Tỳ Thận dương hư:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU y học THAM KHẢO CHỮA BỆNH hệ hô hấp BẰNG y học cổ TRUYỀN (Trang 34 - 36)

II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

c) Tỳ Thận dương hư:

Phương dược: Chân vũ thang gia giảm

Phụ tử chế 08g Bạch thược 15g

Bạch linh 12g Bạch truật 12g Sinh khương 03 lát

Sắc uống ngày 1 thang

Thuốc Nam chữa hen suyễn

# Bèo cái 100g, cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước muối cho thật sạch, cuối cùng rửa thêm một lần bằng nước muối. Rẩy cho ráo nước, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm nước (đã đun sôi để nguội) vào và cho thêm ít đường cho đủ ngọt và đủ 100ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày, cơn suyễn sẽ bớt, uống tiếp trong 2-3 tháng. Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút nhưng sẽ quen dần và hết ngứa.

# Lá Bồng bông, lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá, sắc với 300ml nước, còn 200ml, thêm đường vào, chia 3-4 lần uống trong ngày.

Nước thuốc hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn, do đó, nên uống sau hoặc xa bữa ăn. Uống vào có thể mỏi chân tay, cơ thể hoặc đôi khi bị tiêu chảy.

# Lá Táo 200-300g, sao vàng, sắc với 3 chén nước còn 200ml, chia hai lần uống trước bữa ăn 1 giờ. Uống liên tục 1 tuần đến 2 tháng.

# Lá Hen 02kg, rửa hết lông, tẩm nước Gừng, sao vàng, hạ thổ, nấu với 10 lít nước, còn 5 lít. Lọc bỏ bã, cho đường vào nấu còn khoảng 1 lít.

Người lớn uống 10ml với nước nóng, ngày 2 lần. Trẻ nhỏ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 1-3ml. Trẻ 6-10 tuổi mỗi lần uống 4-6ml.

# Lá Hẹ tươi 100g, sắc với 400ml nước còn 300ml, thêm 10ml mật ong, chia làm 2 lần uống. Khoảng 5-6 lần sẽ đỡ. Dùng trong trường hợp suyễn cấp

Đối với những cơn hen ác tính, bệnh nhân khó thở nặng cần kết hợp với các phương pháp điều trị của y học hiện đại.

Châm cứu:

- Bình suyễn, giáng nghịch, tuyên Phế, hoá đờm.

Dùng phép cứu hoặc châm lưu kim Định suyễn, Thiên đột, Tuyền cơ, Chiên trung, có thể phối hợp thêm Phong long, Đại chuỳ, Hợp cốc, Quan nguyên, Túc tam lý.

Gia giảm: Đờm nhiều thêm Phong long. Kèm viêm đường hô hấp thêm Đại chuỳ, Hợp cốc. Suyễn lâu ngày thêm Quan nguyên, Túc tam lý.

- Thực suyễn: Dùng kinh huyệt thủ Thái âm làm chính.

Châm tả Đản trung, Liệt khuyết, Phế du, Xích trạch. Phong hàn thêm Phong môn. Đờm nhiệt thêm Phong long.

- Hư suyễn: Điều bổ Phế và Thận.

Châm bổ hoặc cứu Phế du, Cao hoang, Khí hải, Thận du, Túc tam lý, Thái uyên, Thái khê. - Nhĩ châm:

Huyệt Bình suyễn, Thượng thận, Khí quản, Dưới đồi, Giao cảm, Phế, Tỳ, Thận. Mỗi lần chọn 5 huyệt. Châm kích thích mạnh, lưu kim 30-60 phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần.

HO Gà

I. ĐẠI CƯƠNG

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây, gây viêm long đường hô hấp trên và xuất hiện những cơ ho đặc bịêt. Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân.

Bênh do trực khuẩn Hemophillus Pestuisis trong hệ thống hô hấp gây nên, chúng theo đờm rãi, nước bọt ra ngoài.

Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến Phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng.

Thường phát vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân ở những trẻ dưới 10 tuổi. Đông y gọi là Bách nhật khái, Kinh khái, Thiên háo, Dịch khái.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU y học THAM KHẢO CHỮA BỆNH hệ hô hấp BẰNG y học cổ TRUYỀN (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w