II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1 Giai đoạn đầu
3. Uất nộ khí nghịch
Triệu chứng: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch huyền.
Pháp điều trị: Sơ Can giải uất, giáng nghịch, khai bế.
Phương dược:Tiểu giáng khí thang
Tử tô 12g Ô dược10g
Trần bì 08g Bạch thược 12g Sinh khương 03 lát Đại táo12g
Cam thảo 06g. Sắc uống ngày 1 thang
Tử tô, Ô dược, Trần bì thư khí uất, giáng khí nghịch ở thượng và trung tiêu, sơ Can, lý khí; Bạch thược dưỡng huyết nhu Can, đề phòng những vị thuốc phương hương lý khí khỏi làm hao tổn Can âm; Sinh khương, Đại táo, Cam thảo dưỡng Can huyết, hoà doanh, vệ, hoãn cấp, hoà trung
Nếu không đỡ thêm Hậu phác, Cát cánh, Trầm hương; Trong họng như có vướng vật gì thêm Hậu phác, Lục ngạnh mai; Ngực, sườn đầy trướng thêm Sài hồ, Uất kim, Lộ lộ thông; Can uất hoá hoả thấy trong họng khô thêm Long đởm thảo, Thanh đại, Nhân trần đẻ thanh Can, tả hoả.
Trường hợp do nói to khàn giọng thì dùng quả Lười ươi (Bàng đại hải) hãm nước sôi ngậm uống như nước trà.
Một số bài thuốc khác
# Kinh phòng thang
Kinh giới 12g Phòng phong 10g Bạc hà 12g Thuyền thoái 04g Cát cánh 12g Khương hoạt 10g Kha tử 12g Bạch thược 12g Bạch truật 10g Bắc tế tân 03g
Chích cam thảo 03g. Sắc uống ngày 1 thang
Tác dụng: Tán phong tuyên Phế, kiện Tỳ táo thấp. Trị khan tiếng.
# Tán kết thang
Hải tảo 15g Côn bố 15g Mẫu lệ 30g Đương quy 12g Xích thược 12g Xuyên khung 10g
Mạch môn 12g Bồ công anh 20g
Kim ngân hoa 20g Bối mẫu 10g Trần bì 08g.
Sắc uống ngày 1 thang
Tác dụng: Hoạt huyết hoá ứ, thanh nhiệt hoá đờm, trị mất tiếng, thanh quản viêm.
# Bách sâm thang
Sa sâm 12g Bách bộ 12g Ngưu bàng tử 12g Tiền hồ 12g Phục linh 12g Bạch truật 12g Đương quy 12g Xích thược 10g
Bán hạ chế 10g Cát cánh 10g Qua lâu 12g.
Sắc uống ngày 1 thang
Tác dụng: Dưỡng âm nhuận Phế, táo thấp hoá đờm, hoạt huyết tán kết. Trị khan tiếng do thanh quản sưng.
Châm cứu:
- Thực chứng:
Châm tả Ngư tế, Phù đột, Thiên dũ, Hợp cốc..
Thiên dũ, Phù đột là hai huyệt ở gần họng, có tác dụng sơ thông khí huyết bên ngoài, thanh Phế, tán kết, thanh nhiệt sinh tân, kích thích thanh đới phát âm; Ngư tế điều Phế khí, nhuận họng; Hợp cốc thanh yết, lợi hầu, thấu giải tà ở biểu.
Thình lình bị mất tiếng thêm Thông lý; Dễ tức giận thêm Thái xung. Sợ lạnh thêm Chi câu. Họng đau thêm Nhị gian.
- Hư chứng:
Châm Ngư tế, Liệt khuyết, Thái khê, Chiếu hải.
Ngư tế là Vinh hoả huyệt của kinh Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, thanh lợi yết hầu, tiêu thủng, chỉ thống; Thái khê tư Thận âm, thoái hư nhiệt; Chiếu hải tư âm, giáng hoả, thanh nhiệt, lợi hầu; Liệt khuyết hợp với Chiếu hải kích thích tân dịch ở họng ngực và Phế để nhuận Phế, tư táo, thanh lợi yết hầu.
Hồi hộp thêm Nội quan - Nhĩ châm:
Châm Phế, Họng, Khí quản, Đại trường, Thận. Mỗi lần chọn 2-3 huyệt, kích thích vừa. Ngày châm một lần, 5 lần là một liệu trình.
VIÊM PHế QUảN CấP
I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của phế quản, khi viêm nhiễm cả khí quản thì gọi là viêm khí - phế quản. Viêm nhiễm lan đến tiểu phế quản tận và phế nang thì gọi là phế quản- phế viêm.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng nhiều nhất là trẻ em và người già. Bệnh thường xảy ra về mùa lạnh và đầu mùa xuân.
Triệu chứng lâm sàng chính là ho và khạc đờm nhầy - mủ. Bệnh lành tính, sau khi khỏi không để lại di chứng
Nguyên nhân: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do vi khuẩn và vi rút; do bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, ho gà, sốt phát ban; do hít phải hơi độc; yếu tố dị ứng.
Theo y học cổ truyền, bệnh do phong hàn, phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể, làm phế mất chức năng tuyên phát và túc giáng gây nên ho, đờm nhiều. Mặt khác khí táo mùa thu là tổn hao tân dịch gây ho, ngứa họng. Nội thương do công năng của 3 tạng Tỳ, Phế, Thận bị giảm sút gây ho, đờm nhiều.
Bệnh thuộc phạm vi chứng khái thấu, đàm ẩm của y học cổ truyền.