II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1 Giai đoạn đầu
2. Giai đoạn ho cơn
Thường do đờm, Phế nhiệt
Triệu chứng: Sau khi mắc bệnh khoảng một tuần, ho càng ngày càng nặng, ho cơn, sau khi ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn. Thời kỳ này, nếu nhẹ thì mỗi ngày ho vài lần, nếu bệnh nặng ho mấy chục lần, ban đêm có thể ho nhiều hơn. Nếu ho nhiều quá có thể ho ra máu, xuất huyết dưới giác mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dầy, khô, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Thanh kim dưỡng Phế, tiết nhiệt, hóa đờm, giáng khí.
Phương dược: Bài 1: A giao tán
A giao 12g Mã đâu linh 04g Ngưu bàng 08g Hạnh nhân 08g
Chích thảo 05g Nhu mễ 12g Sắc uống ngày 1 thang
Một số bài thuốc nam
Hoa Khế, hoa Đu đủ đực, lá Dâu tằm, lá Rau trai đều 0,5kg, Hoa Xấu hổ đỏ 2,3kg. Phơi cho tái, nấu với 2,5 lít nước còn 1 lít, lọc kỹ lấy nước trong, chưng cách thủy với đường khoảng 1 giờ thành xi rô.
Trẻ 1-3 tuổi uống 1 thìa cà phê, 4-6 tuổi: 2 thìa cà phê. 7-10 tuổi: 3 thìa cà phê, uống tước bữa ăn.
Châm cứu:
Châm Xích trạch và Ngư tế để thông Phế khi, thanh nhiệt, chỉ khái; Đại chùy tăng cường Vệ khí, Nội quan điều hòa khí huyết ở vùng ngực sườn, Hợp cốc trục tà khí và thông Phế.
3. Giai đoạn hồi phục
Phế khí hoặc Phế âm hư
Triệu chứng: Cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát, hâm hấp sốt, chất lưỡi đỏ., không rêu, chỉ tay xanh nhạt.
Pháp điều trị: Tư dưỡng Phế âm, Phế khí.
Phương dược:
Bài 1. Nhân sâm ngũ vị tử thang
Nhân sâm06g Bạch truật08g Phục linh08g Ngũ vị04g Mạch môn08g Chích thảo05g Đại táo10g Sinh khương 03 lát Sắc uốn ngày 1 thang
Bài 2.
Cát sâm (sao vàng)20g Thiên môn (sao) 16g,
Mạch môn (sao) 16g Bách bộ (sao) 12g Tang bạch bì 12g.
Sắc với 450ml nước còn 200ml. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 20-30ml vào lúc đói và trước khi đi ngủ
Một số bài thuốc khác
# Giải trừ kinh khái thang
Cương tàm, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long, Hạnh nhân, Đởm nam tinh, Thiên trúc hoàng đều 03g, Thanh đại, Cam thảo, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Qua lâu nhân, Bách bộ đều 04g. Sắc uống.
Trong bài Cương tàm, Thuyền thoái, Toàn yết, Đại long để sơ Can khứ phong, thông lạc, chỉ kinh, Can được sơ tiết thì không bị co rút, ho sẽ cầm lại; Thanh đại, Hoàng cầm, Địa cốt bì lương Can, thanh Phế, tả hỏa, giải độc; Thiên trúc hoàng, Đởm nam tinh, Qua lâu nhân thanh nhiệt, hóa đờm; Bách bộ, Hạnh nhân nhuận Phế, ức khuẩn, chỉ khái; Cam thảo hoãn cấp giải kinh, điều hòa các vị thuốc.
# Tử trà nhị nhân thang
Tử thảo, ải địa trà, Sa sâm, Tang bạch bì đều 10g, Hạnh nhân, Bối mẫu, Đào nhân, Cam thảo đều 5g.
Sắc uống.
Tử thảo giải độc thấu biểu, lương huyết; ải địa trà giải độc khứ đờm, lương huyết; Sa sâm, Cam thảo dưỡng Tỳ Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu lợi Phế; Tang bạch bì, Đào nhân tiêu đờm huyết.
# Thuần khái thang
Tỳ bà diệp (nướng mật) 15g, Bạch giới tử 2,5g, Khổ sâm 15g, Ma hoàng 7,5g, Đại hoàng 2 - 5g (tùy tuổi mà gia giảm). Sắc ba vị thuốc đầu trước với 300ml cho sôi, sau đó cho Ma hoàng và Đại hoàng vào sắc còn 45ml. Chia làm 3 lần, uống ấm.
Ma hoàng tuyên phế khu biểu, chỉ khái, bình suyễn; Tỳ bà diệp thanh túc Phế khí, giáng nghịch, bình suyễn. Dùng chung với Ma hoàng, một vị thanh một vị túc làm cho Phế khí được tuyên giáng; Bạch giới tử làm tan đờm dính lại, trấn ho, giảm kính; Khổ sâm thanh nhiệt giải độc).
# Bách tuyền long giả thang
Bách bộ 10g, Tuyền phúc hoa 6g, Địa long 5g, Đại giả thạch 15g, Bối mẫu, Thiên môn, Mạch môn đều 6g, Hoàng cầm 3g, Tỳ bà diệp (nướng) 1 lá. Sắc uống.
# Bách nhật khái thang
Đình lịch tử, Tô tử, Lai phục tử, Bạch giới tử đều 4,5g, Hạnh nhân, Nhị sửu, Tỳ bà diệp đều 3g, Phòng kỷ 3,5g, Đại táo quả. Sắc uống.
Châm cứu:
- Châm Tứ phùng trước, nặn ra ít nước vàng hoặc trắng, sau đó châm Nội quan, Hợp cốc, kích thích vừa mạnh, không lưu kim.
Có thể thêm Đại chùy, Thân trụ, Thái uyên, Phong long.
- Phong trì, Đại chùy, Phong môn, Thiên đột, Thượng quản, Thái uyên, Túc tam lý, Thiên trụ, Thân trụ, Phế du, Du phủ, Trung quản, Kinh cừ, Phong long.
- Thái uyên, Xích trạch, Hợp cốc (tả), Thiếu thương (ra máu), Tứ Phùng (châm ra nước vàng), Phế du, Tỳ du (bổ)
- Giác hơi Phế du, Cao hoang, Trung Phủ, đều 2 bên, mỗi lần dùng 2-3 bầu giác. - Nhĩ châm:
LAO PHổI
I. ĐẠI CƯƠNG
Lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên. Các triệu chứng quan trọng thường gặp là: ho, khạc đờm, ho ra máu. Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi v.v...
Ho khạc đờm là những đấu hiệu hay gặp nhất, gợi ý tới chẩn đoán lao phổi. Các triệu chứng toàn thân là: gầy, sút cân, sốt, ra mồ hôi. Gầy, sút cân gặp ở số đông người lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS v.v... có các triệu chứng hô hấp như trên cần phải nghĩ tới do lao phổi.
Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.
Lao là một bệnh phổ biến, nhiều người mắc. Đây là một chứng bệnh có tính lây truyền, ngày xưa chứng này đã được quy vào tứ chứng nan y là
Phong, Lao,
Cổ, Lại.
Lao phổi thường bắt đầu từ Tâm Phế hư, gây nên Tỳ Thận hư. Ngoài ra hư lao phần nhiều do sinh hoạt thiếu điều độ, phòng dục quá độ gây tổn thương Thận, lao lực quá sức tổn thương Tỳ mà sinh bệnh.
Thuộc phạm vi chứng Phế lao, Hư lao của Y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng:
- Cơ thể suy yếu, tinh khí huyết bất túc, nguyên khí suy giảm không đủ sức để chống đỡ với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
- Trùng lao (trái trùng) xâm nhập cơ thể gây bệnh.
Dùng thuốc chống lao có kết hợp với biện chứng luận trị, vẫn có lợi giúp sức khoẻ người bệnh, chóng hồi phục và giảm được biến chứng do thuốc chống lao gây ra.
II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
Đặc điểm lâm sàng của bệnh là: Ho, có thể ho ra máu, đau tức ngực, sốt về chiều, nóng trong xương, mồ hôi trộm, gầy sút cân.
Bệnh lúc đầu biểu hiện Phế âm hư, sau đó dẫn tới Thận âm hư, cuối cùng là Phế, Tỳ, Thận đều hư.