II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1 Thể đờm thấp
2. Thuỷ ẩm, hàn ẩm
THIÊN MÔN ĐÔNG
Tên khác: Thiên văn đông, Dây tóc tiên, Địa
môn đông, Duyên môn đông, Mãn đông, Điên
lặc.
Tên khoa học: Asparagus cocjinchinensis
(Lour.) Merr.
Thuộc họ Hành Tỏi (Liliaceae).
Mô tả: Thiên môn là loại dây leo, sống lâu
năm, dưới đất có rất nhiều rễ củ mẫm hình thoi. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi thành lá giả hình lưỡi liềm. Mùa hạ ở kẽ lá mọc hoa trắng nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ
Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.
Phần dùng làm thuốc: thân rễ (củ) (Radix
Aspargi). Loại béo mập, cứng, mịn, mầu trắng vàng,
hơi trong là loại tốt.
Thu hoạch, bào chế: Tháng 10 - 12 ở những cây đã mọc trên 2 năm. Đào về, rửa sạch, đồ chín,
rút lõi, phơi hoặc sấy khô.
Cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín, phơi khô, tẩm rượu 1 đêm, đồ lại, phơi khô dùng
Mô tả dược liệu: Củ hình thoi, tròn dài, hai đầu nhỏ, dài 6-20cm. Mầu trắng vàng hoặc nâu, có
chất dầu hơi trong. Mặt ngoài có vằn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc. Khi khô, chất cứng nhưng ròn. Chưa khô thì mềm, dính, chỗ vết bẻ như chất sáp, mầu trắng vàng, hơi trong, giữa có nhân trắng, không trong. Vị ngọt, hơi đắng
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, Phế cầu khuẩn, tụ cầu
- Tác dụng chống khối u: nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế Sacroma -180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc mạn tính.
- Nước sắc Thiên môn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cường tráng
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn Quy kinh: Vào kinh Phế, Tâm, Thận
Tác dụng: Thông Thận khí, trấn Tâm, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, ích bì phu, khử nhiệt, nhuận ngũ
tạng.
Chủ trị: Trị phế khí ho nghịch, suyễn, ho ra máu, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước Kiêng kỵ: Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm không dùng