Khí âm lưỡng hư

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU y học THAM KHẢO CHỮA BỆNH hệ hô hấp BẰNG y học cổ TRUYỀN (Trang 42 - 44)

II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1 Giai đoạn đầu

3. Khí âm lưỡng hư

Triệu chứng: Ho, thở gấp, đờm loãng có tia máu, mệt mỏi, ít hoạt động, gò má đỏ, da nóng, ra mồ hôi ít, ăn kém, môi khô, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch nhỏ sác.

Pháp điều trị: ích khí, dưỡng âm, chỉ khái, hoá đờm.

Phương dược:

Bài 1. Sinh mạch tán gia vị

Nhân sâm 10g Mạch môn 12g

Ngũ vị 08g Bạch truật 12g Hoàng tinh 12g Bách hợp 12g

Qua lâu nhân 12g Bối mẫu 10g Bách bộ 12g

Sắc uống ngày 1 thang

Trong bài, Nhân sâm, Bạch truật bổ khí; Mạch môn, Ngũ vị, Hoàng tinh, Bách hợp để dưỡng âm; Bách bộ, Qua lâu nhân, Bối mẫu để nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm.

Ho ra máu, thêm Sâm tam thất, Trắc bá diệp sao cháy để cầm máu.

Bài 2.

Đảng sâm 16g Hoài sơn 16g

ý dĩ 12g Bạch truật 12g Mạch môn 12g Thiên môn 12g

Quy bản 12g A giao 08g Sắc uống ngày 1 thang

Bài 3. Tứ quân tử thang gia vị

Đảng sâm 16g Bạch truật 12g Phục linh 10g Cam thảo 06g Cỏ nhọ nồi 12g Ngũ vị tử 06g Bách hợp 08g Từ uyển 12g Bối mẫu 08g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 4. Bổ phế thang gia giảm

Đảng sâm 16g Bạch truật 12g

Hoài sơn 12g Ngũ vị tử 06g Mạch môn 12g Ngọc trúc 12g

Bách bộ 12g. Sắc uống ngày 1 thang

Nếu ho nhiều thêm Hạnh nhân 12g, Bối mẫu 08g. Ho ra máu thêm Ngó sen 12g. Sốt thêm Chi tử 12g, Đan bì 12g. Nhức trong xương thêm Địa cốt bì 12g, ra mồ hôi trộm thêm Long cốt 12g, Mẫu lệ 16g.

Một số bài thuốc khác

# ích tỳ dưỡng phế thang

Bạch truật 12g Phục linh 12g Trần bì 09g Mộc hương 03g Ô mai 06g Đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang

# Nhị bách chỉ huyết thang

Bách bộ 15g Bách hợp 30g Bạch cập 30g Hoàng kỳ 09g Chi tử 09g Bắc sa sâm 15g Mạch môn 15g Ngọc trúc 15g

Sơn dược 15g Sinh địa 12g Huyền sâm 12g Đan sâm 15g Đơn bì 12g Đại hoàng (tẩm rượu) 09g Hoa nhuỵ thạch (sulfur) 15g

Tam thất 03g (bột hoà thuốc uống). Trị lao phổi ho ra máu.

Châm cứu:

- Phế táo âm hư: Thái uyên, Phế du, Cao hoang du, Tam âm giao, Thái khê,

- Âm hư hoả vượng: Xích trạch, Phế du, Tam âm giao, Cao hoang du, Thái khê, Thận du, Âm khích, Dũng tuyền.

- Khí âm suy tổn: Thái uyên, Túc tam lý, Trung phủ, Khí hải, Tỳ du, Trung quản, Cao hoang du. - Âm dương đều hư: Đại chuỳ, Phế du, Cao hoang du, Quan nguyên, Túc tam lý, Mệnh môn. Ngoài ra trị bệnh lao rất cần chế độ sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống bổ dưỡng tốt, kiêng rượu, thuốc lá và những thức ăn cay nóng có hại đến tân dịch của cơ thể.

MấT TIếNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Mất tiếng thuộc chứng thất âm hay hầu âm. Đó là tình trạng âm thanh không phát ra được. Nếu đột nhiên mất tiếng gọi là hầu âm cấp, bệnh kéo dài lâu ngày gọi là hầu âm mạn tính.

Mất tiếng thường do bệnh ngoại cảm phong hàn, đàm nhiệt xâm phạm vào Phế. Hoặc bệnh nội thương, tạng phủ suy nhược, có liên quan đến Phế và Thận .

Nguyên nhân: do viêm, phù nề, khối u tại thanh quản, viêm họng, ung thư phổi thời kỳ đầu. Theo y học cổ truyền, bệnh do ngoại cảm phong hàn làm Phế lạc bị bế tắc sinh nhiệt, sinh đờm, làm cho Phế khí mất tuyên thông nên nói không ra tiếng. Hoặc do nhiệt tà bế Phế, Phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ủng trệ ở họng, khí huyết bị ủng trệ, kèm cảm lục dâm bên ngoài gây nên mất tiếng.

Bệnh mới mắc thường là chứng thực, bệnh lâu ngày thường là chứng hư.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU y học THAM KHẢO CHỮA BỆNH hệ hô hấp BẰNG y học cổ TRUYỀN (Trang 42 - 44)