BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1 Thể phong hàn

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU y học THAM KHẢO CHỮA BỆNH hệ hô hấp BẰNG y học cổ TRUYỀN (Trang 50 - 53)

1. Thể phong hàn

Thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp.

Triệu chứng: Ho đờm loãng, trắng, dễ khạc, sốt, sợ lạnh, đầu đau, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Pháp điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên Phế.

Phương dược: Bài 1. Hạnh tô tán

Hạnh nhân 10g Tô diệp 10g

Tiền hồ 10g Cát cánh 08g Bán hạ chế 06g Chỉ xác 06g

Phục linh 06g Cam thảo 06g Trần bì 04g Táo 04 quả Gừng 03 lát.

Tử tô, Sinh khương sơ tán phong hàn; Tiền hồ, Hạnh nhân, Cát cánh tuyên Phế, hoá đờm, chỉ thấu; Bán hạ, Trần bì táo thấp, hoá đờm; Phục linh dẫn tà ra bằng đường tiểu tiện.

Bài 2. Chỉ khái tán

Hạnh nhân 12g Tiền hồ 12g

Tử uyển 12g Cát cánh 08g Cam thảo 04g.

Sắc uống ngày 1 thang

Đờm nhiều, rêu lưỡi trắng, thêm Bán hạ chế 12g, Trần bì 08g. Hen suyễn, bỏ Cát cánh, thêm Ma hoàng 06g.

Bài 3.

Tía tô 12g Lá hẹ 10g Kinh giới 10g Bạch chỉ 08g

Rễ chỉ thiên 08g Trần bì 06g Xuyên khung 06g

Sắc uống ngày 1 thang

Châm cứu:

- Châm tả Phong môn, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, Xích trạch, Thái uyên - Châm tả Liệt khuyết, Hợp cốc, Phế du, Ngoại quan. - Châm tả Liệt khuyết, Hợp cốc, Phế du, Ngoại quan.

Liệt khuyết là huyệt lạc của kinh thủ Thái âm Phế, hợp với Phế du để tuyên thông Phế khí; Hợp cốc là huyệt nguyên của kinh Đại trường, hợp với Ngoại quan để phát hãn, giải biểu.

2. Thể phong nhiệt

Thường gặp ở viêm phế quản cấp, giai đoạn cấp của viêm phế quản mạn.

Triệu chứng: Ho khạc ra nhiều đờm mầu vàng, trắng dính, họng khô, họng đau, sốt, đầu đau, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

Pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế.

Phương dược:

Bài 1. Tang cúc ẩm gia giảm

Tang diệp 12g Cúc hoa 12g Liên kiều 12g Ngưu bàng tử 12g Hạnh nhân 12g Tiền hồ 12g

Cát cánh 08g Lô căn 06g Cam thảo 04g.

Sắc uống ngày 1 thang

Đờm nhiều, vàng dính kèm sốt cao bỏ Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Ngưu bàng thêm Hoàng cầm 12g, Ngư tinh thảo 20-40g.

Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều để tân lương giải biểu, thanh phong nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh, Lô căn đẻ hoá đờm, thanh nhiệt

Bài 2. Tang hạnh thang gia giảm

Tang diệp 12g Hạnh nhân 08g

Chi tử 08g Tiền hồ 08g Tang bạch bì 08g Sa sâm 08g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 3. Lá dâu 16g Rễ cây chanh 08g Rễ cây dâu 12g Bán hạ chế 08g

Bạc hà 08g Cúc hoa 08g Rau má 12g Xạ can 04g Lá hẹ 08g Rễ chỉ thiên 08g Sắc uống ngày 1 thang

Châm cứu:

- Châm tả Trung phủ, Thiên đột, Phế du, Phong môn, Hợp cốc, Ngoại quan, Xích trạch, Liệt khuyết.

- Châm tả Xích trạch, Phế du, Khúc trì, Đại chuỳ.

Xích trạch là huyệt thuỷ của kinh Phế, hợp với Phế du để tả Phế, hoá đờm; Đại chuỳ là huyệt của mạch Đốc để thông dương, giải biểu; Hợp với Khúc trì để sơ phong, thanh nhiệt

3. Thể khí táo

Thường gặp trong phế quản viêm cấp, vào mùa thu, lúc trời khô hanh.

Triệu chứng: Ho khan, ngứa họng, miệng khô, họng khô, đầu đau, mạch phù sác.

Pháp điều trị: Thanh Phế, nhuận táo, chỉ khái.

Phương dược:

Bài 1. Tang hạnh thang

Hạnh nhân 12g Sa sâm 12g

Tang chi 08g Bối mẫu 08g Đậu xị 08g Chi tử 08g Lê bì 08g.

Sắc uống ngày 1 thang

Tang diệp, Đậu xị tân lương sơ phong; Sa sâm, Lê bì dưỡng âm, nhuận Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu hoá đờm, chỉ khái

Bài 2. Thanh táo cứu phế thang

Tang diệp 12g Mạch môn 12g Tỳ bà diệp 12g Thạch cao 12g Đảng sâm 16g Hạnh nhân 08g

A giao 08g Cam thảo 06g Sinh khương 04g

Sắc uống ngày 1 thang

Bài 3

Tang bạch bì 12g Mạch môn 12g Lá tre 12g Lá hẹ 08g Sa sâm 12g Thạch cao 16g Thiên môn 12g Hoài sơn 12g

Sắc uống ngày 1 thang

Châm cứu:

VIÊM PHế QUảN MạN TíNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và 2 năm liền.

Nguyên nhân: bệnh liên quan nhiều tới các yếu tố thuốc lá, thuốc lào; bụi nghề nghiệp; nhiễm khuẩn; cơ địa dị ứng; yếu tố tuổi và giới; tính chất gia đình, tính chất di truyền, yếu tố xã hội; khí hậu ẩm ướt.

Triệu chứng chính là ho, khó thở, khạc đờm nhiều lần, đờm nhầy, trong, về sau dính và đục khi có bội nhiễm.

Cận lâm sàng: Xquang có hình ảnh rốn phổi đậm kèm theo giãn phế nang; xét nghiệm đờm có thể thấy vi khuẩn; soi phế quản niêm mạc tái nhợt, teo, trên niêm mạc có nhiều chất nhầy.

Thường do viêm phế quản cấp điều trị không hết, lâu ngày chuyển sang thành viêm phế quản mạn tính.

Bênh thuộc phạm vi chứng khái thấu, đờm ẩm của y học cổ truyền.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU y học THAM KHẢO CHỮA BỆNH hệ hô hấp BẰNG y học cổ TRUYỀN (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w