4.1.3.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Những năm qua, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân tăng (thời kỳ 2011 - 2013) là 15,21%, GDP bình quân tăng 10,17%, GDP đầu người tăng từ 3,25 triệu đồng lên 6,5 triệu đồng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Cao Lộc năm 2013
(Đơn vị tính: %)
STT Nhóm ngành Năm 2011 Năm 2013 Tăng (+) giảm (-)
1 Nông nghiệp 51,06 37,06 - 14
2 Công nghiệp - xây dựng 18,70 25,77 + 7,07
3 Dịch vụ 29,70 37,17 + 7,47
Tổng 100,00 100,00
(Nguồn: UBND huyện Cao Lộc)
Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy, nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng và phát triển đúng hướng và thu được những kết quả đáng khích lệ, nhất là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
4.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm
a)Đặc điểm dân số
Theo kết quả điều tra năm 2012, toàn huyện Cao Lộc có là 74.943 người. Thành phần dân tộc trên địa bàn huyện bao gồm:
- Dân tộc Nùng chiếm 58,63%. - Dân tộc Tày chiếm 31,35%. - Dân tộc Kinh chiếm 7,09%. - Dân tộc Dao chiếm 2,43%.
Còn lại là dân tộc Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,5% tổng dân số.
b)Lao động - việc làm
∗ Lao động
Lực lượng lao động trong huyện chiếm 54,02% dân số. Số lao động trong độ tuổi là 40485 người. Nguồn lao động được phân bố trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Cơ cấu lao động huyện Cao Lộc năm 2013
STT Chỉ tiêu Số người
(người)
Tỷ lệ
(%)
1 Đang làm việc trong các ngành kinh tế 7.727 19,08 2 Đang làm việc trong cơ quan nhà nước 1.439 3,55 3 Nông, Lâm, Thủy Sản 31.319 77,36
Tổng 40.485 100
Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn vì vậy vẫn còn nhiều lao động thiếu công ăn việc làm lúc thời vụ nông nhàn. Nhìn chung, năng suất lao động thấp do đó tỷ lệ lao động được đào tạo quá nhỏ bé.
∗ Công tác đào tạo nghề, việc làm
Số lao động qua đào tạo trên toàn huyện khoảng 12.300 người, đạt tỷ lệ 30,38%. Tuy nhiên, so với mục tiêu của Đề án đề ra đến năm 2013 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32 - 35% thì công tác đào tạo nghề - việc làm năm 2013 và những năm trong giai đoạn tiếp theo cần phải có sự quan tâm tham gia nỗ lực vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành thì mới đạt được mục tiêu đã đề ra.
4.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Cao Lộc là huyện có đường giao thông tương đối thuận tiện, giao thông vận tải trên địa bàn huyện được đầu tư phát triển tương đối mạnh cả về đường bộ và đường sắt.
Trên địa bàn huyện có 5 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ và hệ thống đường trục xã, đường nông thôn. Hệ thống đường sắt gồm có đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; Yên Trạch - Na Dương.
Đây là các tuyến đường giao thông quan trọng giúp huyện Cao Lộc có khả năng giao lưu thuận lợi với các địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do địa hình miền núi cao dốc, mặt đường còn hẹp, chưa được rải nhựa hoàn toàn, chất lượng xấu gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân nhất là vào mùa mưa.
b.Thuỷ lợi
Nhiều công trình thuỷ lợi do đã xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp, số lượng công trình thuỷ lợi ít, chất lượng kém nên tỷ lệ diện tích được tưới so với tổng diện tích gieo trồng còn thấp. Đây là một hạn chế lớn đến khả năng thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.
c. Hệ thống điện bưu chính viễn thông
Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng tới các xã. Hiện nay, 100% xã, thị trấn đã được sử dụng điện. Ngoài ra còn có trên 300 máy phát điện nhỏ do dân đầu tư ở các thôn bản, vùng sâu, vùng xa
có nguồn nước thuận tiện, góp phần đưa tỷ lệ hộ dùng điện toàn huyện đạt trên 95%.
Thông tin liên lạc ngày càng được mở rộng phục vụ tốt nhu cầu xã hội. Mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố và phát triển đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời thông suốt đáp ứng cho công tác lãnh đạo và nhu cầu của nhân dân.