Tổng quan tình hình cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 26 - 29)

tỉnh Lạng Sơn

Đối với đất nông nghiệp

- Giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn huyện đã cấp được 3298 hộ, đạt tỷ lệ 86,74%. Còn lại 504 hộ chưa được cấp GCN.

- Tính đến 31/12/2013, trong tổng số hộ đăng kí cấp GCNQSDĐ trên địa bàn từ khi bắt đầu công tác cấp GCNQSDĐ được thực hiện, huyện đã cấp được 14080 hộ, đạt tỷ lệ 80,06 %. Còn lại 3508 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận.

Đối với đất ở

- Trong giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn huyện đã cấp được 3438 hộ, đạt tỷ lệ 84,27%, còn lại 642 hộ chưa được cấp GCN.

- Tính đến 31/12/2013, trong tổng số hộ đăng kí cấp GCNQSDĐ trên địa bàn từ khi bắt đầu công tác cấp GCNQSDĐ được thực hiện, huyện đã cấp được 17621 hộ, đạt tỷ lệ 86,72%, còn lại 2699 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận.

Đối với đất Trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp

- Giai đoạn 2011-2013 huyện Cao Lộc đã cấp GCNQSD đất cho 21 trên 21 tổ chức, đạt tỷ lệ 100%.

- Tính đến 31/12/2013, trong tổng số tổ chức đăng kí cấp GCNQSDĐ trên địa bàn từ khi bắt đầu công tác cấp GCNQSDĐ được thực hiện, huyện Cao Lộc đã cấp GCNQSD đất cho 61 trên 61 tổ chức, đạt tỷ lệ 100%.

Nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận QSDĐ huyện Cao Lộc

- Hiện tại trên địa bàn huyện còn tồn 2699 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận đất ở, 3508 hộ chưa được cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp Nguyên nhân các hộ chưa được cấp giấy chứng nhận xuất phát từ các lý do sau:

a) Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống bản đồ địa chính chưa có làm ảnh hưởng tới việc đo đạc, cấp GCNQSD đất.

- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai và các Nghị định của chính phủ còn chưa đồng bộ, một số văn bản chậm sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh những vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là những văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ.

- Giao đất, cấp GCNQSD đất là một trong 13 nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai, trách nhiện thực hiện thuộc về UBND các cấp. Vì vậy, để thực hiện nội dung này cần sự chỉ đạo và quan tâm của cấp ủy Đảng chính quyền các cấp.

- Công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai đến người dân còn mang tính hình thức.

- Một bộ phận người dân chưa hiểu biết và chấp hành Luật đất đai còn hạn chế hoặc ngại đến cơ quan thực hiện giao dịch có liên quan đến đất đai.

- Việc xây dựng phương án xử lý, cấp GCNQSD đất là công việc phức tạp, hết sức nhạy cảm nó liên quan hầu hết đến mọi người dân.

- Do số hộ sử dụng sai mục đính, lấn chiếm, mua bán trái phép, tranh chấp…

b) Nguyên nhân khách quan:

- Do điều kiện hình thành quá trình quản lý và sử dụng đất đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.

- Một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới đất đai bị buông lỏng thiếu một hệ thống đăng ký đất đai đến từng thửa đất và từng hộ sử dụng đất.

- Từ khi có Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993 và đặc biệt là Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, công tác quản lý đất đai trong đó có nhiệm vụ đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất đã được quan tâm.

- Cơ sở vật chất ngành Tài nguyên và Môi trường không đầy đủ, và bị xuống cấp trầm trọng.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)