Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 34 - 35)

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai Cao Lộc chủ yếu được hình thành do quá trình phong hoá đá mẹ (đá vôi, đá phiến thạch sét, cuội kết…) ngoài ra, còn có một phần nhỏ diện tích đất được hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Diện tích đất tốt chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Các loại đất theo nguồn gốc phát sinh trên địa bàn huyện bao gồm: đất mùn trên núi ở độ cao trên 1000 m; đất feralit màu vàng nhạt trên núi; đất feralit đỏ vàng trên núi cao, ở độ cao từ 300 - 700 m; đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi thấp; đất phù sa sông suối; đất lúa nước vùng đồi núi.

4.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện không nhiều và trữ lượng nhỏ, có thể khai thác bằng các hình thức khai thác tận thu phục vụ phát triển công nghiệp địa phương. Phân bố các loại khoáng sản bao gồm:

- Quặng nhôm Tam Lung (xã Thụy Hùng) với trữ lượng 50.000 tấn, đa kim ở Tình Slung (xã Gia Cát).

- Vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (xã Tân Liên, Gia Cát) với trữ lượng 500.000 m3/năm.

- Đất sét, cao lanh ở thị trấn Cao Lộc và xã Hợp Thành.

- Suối khoáng xã Mẫu Sơn có thể cung cấp lượng nước khoáng khoảng 500.000 m3/năm.

- Cát xây dựng ở xã Gia Cát, Song Giáp với trữ lượng 800.000 tấn/năm. - Mỏ đá vôi xã Hồng Phong, xã Yên Trạch, xã Phú Xá với diện tích

Cao Lộc có 3/4 diện tích là đồi núi nhưng diện tích đất có rừng chỉ chiếm 38,75%, trong đó chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng. Diện tích rừng nguyên sinh còn lại rất ít ở vùng núi cao Công Sơn, Mẫu Sơn và một số xã giáp biên giới Việt - Trung. Hiện nay, vẫn còn một số ít lâm sản quý như: đinh, lim, lát, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân… và một số động vật quý như: sơn dương, hươu, nai, hoạ mi… Hiện nay, tỷ lệ che phủ toàn huyện là 42,4%, thấp hơn so với một số huyện khác và toàn tỉnh Lạng Sơn.

4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn

Quân và dân các dân tộc huyện Cao Lộc đã đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ huyện lập được nhiều chiến công hiển hách, được Chính phủ tặng nhiều huân chương, huyện và một số xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến.

Huyện có nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo và thắng cảnh ghi nhận công lao của các vị anh hùng dân tộc; lễ hội truyền thống được duy trì hàng năm, nhất là vào dịp tết tháng giêng và tháng hai âm lịch với nhiều lễ hội đặc sắc và phong phú của các dân tộc như Hội "Lồng Tồng", Hội Ba Sơn, Hội chùa Bắc Nga, Hội đền Mẫu Đồng Đăng…

4.1.2.4. Cảnh quan môi trường

Những năm trước đây, rừng bị tàn phá làm cho đất trống đồi trọc tăng lên, diện tích rừng bị thu hẹp, độ che phủ thấp, đó là một cảnh báo về sự suy thoái tài nguyên. Trong tương lai, cần phải có biện pháp tích cực trong việc trồng rừng, phủ xanh đất trống để đảm bảo độ an toàn sinh thái.

Mặt khác, với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá như hiện nay Cao Lộc cũng cần có những công trình cấp thoát nước và xử lý chất thải rắn, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề nước sạch nông thôn để đảm bảo nước sạch hài hoà.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 34 - 35)