Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 32 - 34)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới là vành đai bao quanh thành phố Lạng Sơn, có vị trí địa lý từ 210

45' đến 220 vĩ độ Bắc và 1060

39' đến 107003' kinh độ Đông. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2012 huyện có tổng diện tích tự nhiên là 63285,59 ha với các vị trí tiếp giáp sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 83 km; - Phía Nam giáp huyện Văn Quan, huyện Chi Lăng;

- Phía Tây giáp huyện Văn Lãng; - Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.

Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Cao Lộc 235 4b 234 4a 1 hu yÖ n v ¨n l ng huyÖn v¨n quan huyÖn chi l¨ng huyÖn léc b×nh tru ng q uèc tt. cao léc tp. l¹ng s¬n huyÖn c ao léc 1

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 260 m, địa hình toàn huyện chia thành 4 vùng khác nhau gồm: địa hình núi cao; vùng đồi núi thấp nhô có độ nghiêng dần về phía Tây - Nam; vùng đồi bát úp, nón trũng; vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi có thung lũng lớn. Dải đường biên giới có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình 20 - 300

.

Nhìn chung, địa hình Cao Lộc khá phức tạp với độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, trên 3/4 diện tích là đồi núi, núi đất xen kẽ núi đá vôi. Trên vùng núi, phần lớn là núi trọc và rừng tái sinh. Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, cùng với sự khai thác tài nguyên rừng bất hợp lý làm cho đất đai bị xói mòn, thoái hoá, tỷ lệ đất chưa sử dụng còn khá cao.

4.1.1.3. Thủy văn

a. Nguồn nước mặt

Cao Lộc có mật độ sông suối tương đối dày. Con sông chính chảy qua huyện là sông Kỳ Cùng với chiều dài là 35 km, chảy qua 4 xã: Gia Cát, Tân Liên, Song Giáp, Bình Trung. Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa mưa lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36, đây là điểm bất lợi trong việc lập phương án sử dụng nguồn nước. Trên địa bàn huyện hiện có 75,1 ha mặt nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, 97 công trình thủy điện lớn nhỏ với năng lực tưới thực tế là 1.120 ha (theo thiết kế là 1.391 ha).

b.Nguồn nước ngầm

Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trữ lượng và tiềm năng nước ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại.

4.1.1.4. Khí hậu

Cao Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Á nhiệt đới nên khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm 220C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.302 mm, ở trên các triền núi cao có lượng mưa tới 2.500 mm/năm, các tháng 5, 6 , 7, 8, 9 có tổng lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%. Gió có 2 hướng chủ yếu là: gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm, có xuất hiện sương muối từ 1 đến 3 ngày vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 1).

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)