Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 25 - 28)

2.1.1 Vị trí đia lý và điều kiện tự nhiên

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Vùng đất này từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng[12]. Ninh Bình được ví như một Việt Nam thu nhỏ[23].

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thố sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ). Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam. Tổng diện tích tự nhiên là 1.400 km2.Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 60,963,9 h (đất lâm nghiệp 29,336 ha...); đất phi nông nghiệp 33,041,4 ha; đất chưa sử dụng 9,687,2 ha.

Tài nguyên khoáng sản ở Ninh Bình có nhiều loại nhưng đáng kế nhất là đá vôi. Trên địa bàn tỉnh có trên 20000 ha diện tích núi đá vôi với trữ lượng tới hàng chục tỉ m3, hàng chục triệu tấn đôlômit chất lượng tốt làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số hoá chất. Ngoài ra, còn có một hàm lượng đất sét lớn phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc thị xã Tam Điệp, huyện Gia Viễn, huyện Yên Mô dùng để sản xuất gạch ngói, làm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, nguồn phân bùn dự trữ khoảng 2 triệu tấn phân bố ở các xã huyện Nho Quan dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ phát triển nông nghiệp sinh thái.

Tỉnh có nguồn nước khoáng lớn thuộc 2 vùng: kênh gà (huyện Gia Viễn) và Cúc Phương (huyện Nho Quan) trữ lượng khá lớn sử dụng sản xuất nước khoáng uống, chữa bệnh và phục vụ phát triển du lịch.

Ninh Bình có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều loại động thực vật quý hiếm.

2.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.

Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số. Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam. Năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2011: Công nghiệp - xây dựng: 46,35%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 13,9%; Dịch vụ: 39,6%[12].

Dân số: 898.459 người (điều tra dân số 01/04/2009) với mật độ dân số là 642 người/km2. Trong đó, nam giới chiếm 49,73%, nữ giới chiếm 50,27%, dân số khu vực nông thôn chiếm 81,01%, dân số khu vực thành thị chiếm 18,99%. Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Thiên chúa giáo có 15% dân số theo đạo Thiên chúa.

Từ năm 2010, ngành Y tế Ninh Bình hiện có 2 bệnh viện quân đội là Bệnh viện Quân y 5 của Quân khu 3 và bệnh viện Quân y 145 của Quân đoàn 1; 7 bệnh viện tuyến tỉnh đó là bệnh viện đa khoa Ninh Bình (700 giường), bệnh viện

Y học cổ truyền Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện điều dưỡng - PHCN (100 giường), bệnh viện Lao và bệnh phổi Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Tâm Thần Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình (200 giường) và bệnh viện Mắt Ninh Bình (50 giường) được đưa vào sử dụng. Chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao.

về giáo dục và đào tạo tỉnh có Trường Đại học Hoa Lư và 4 trường cao

đắng: Trường Cao đắng nghề Cơ giới Ninh Bình; Trường Cao đắng nghề LILAMA- 1; Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình và Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp.

Thể dục thể thao là một trong những thế mạnh của tỉnh. Phong trào thể dục - thể thao ngày càng phát triển. Toàn tỉnh hiện có 570 câu lạc bộ thể dục - thể thao cơ sở duy trì tốt hoạt động. Ở cấp tỉnh, có nhà thi đấu thể dục - thể thao tỉnh và sân vận động đạt tiêu chuẩn Quốc gia, khu vực đủ tiêu chuẩn để đăng cai các giải thể thao quốc gia và quốc tế, đã tổ chức thành công giải bóng chuyền Seagames 22 (2003) tại nhà thi đấu thể thao tỉnh. Liên tục trong những năm qua, thể thao Ninh Bình đã dành được những thành tích cao tại các giải đấu trong nước, khu vực và thế giới. Năm 2010 đã giành được 22 huy chương, trong đó có 11 Huy chương Vàng, xếp 19/63 tỉnh thành ở Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần thứ 6...

Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: cố đô Hoa Lư, quần thể danh thắng Tràng An, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Tam Cốc Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương...

Ninh Bình còn có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá - nhân văn, tâm linh với những cụm, quần thể di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nổi tiếng như: quần thể di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, Điện Thái Vi (huyện Hoa Lư); chùa Bái Đính (huyện Gia Viễn), nhà thờ đá Phát Diệm (huyện Kim Sơn), đền thờ Trương Hán

Siêu (thành phố Ninh Bình)... Ninh Bình có thể phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Ninh Binh có 3 hệ thống đường giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thuỷ:

Hệ thống giao thông đường bộ gồm có quốc hộ 1, 10, 59, 12B với tổng chiều dài trên 11 Okm.

Hệ thống giao thông đường thuỷ gồm 22 tuyến sông với tống chiều dài gần 364,3 km. Có 3 cảng chính là Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh dài 19 km, thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hoá, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng. Hệ thống đường sắt cao tốc đang được quy hoạch, thiết kế, khi đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi lớn trong phát triển kinh tế tỉnh.

Như vậy, Ninh Bình là một tỉnh đang phát triển với nhiều tiềm năng đã và đang được khai thác hiệu quả. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên một bộ phận dân cư của tỉnh vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói. Nó khiến tỉnh vẫn còn là một tỉnh khá nghèo. Đặt ra yêu cầu cấp bách phải xóa đói giảm nghèo không chỉ Đảng bộ và chính quyền tỉnh mà còn đặt ra cho cả nhân dân trong tỉnh, đặt biệt là những người trong hoàn cảnh nghèo đói.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 25 - 28)